Thu, 03/09/2020 | 10:16 AM
Hội thảo trực tuyến “Cơ quan Sở hữu trí tuệ với vai trò Cơ quan đổi mới sáng tạo”
Trong bối cảnh hiện tại, nhiệm vụ của Cơ quan SHTT không chỉ còn đơn thuần là quản lý hệ thống SHTT quốc gia và thẩm định đơn đăng ký bảo hộ SHTT mà còn là kết nối với các chủ thể liên quan như cộng đồng xã hội, trường đại học, doanh nghiệp...
Hội thảo trực tuyến “Cơ quan Sở hữu trí tuệ với vai trò Cơ quan đổi mới sáng tạo ” do Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) phối hợp với Dự án hợp tác Singapore (SCP) tổ chức dưới sự hỗ trợ của Cơ quan Sở hữu trí tuệ Singapore (IPOS) đã diễn ra vào ngày 24/8/2020. Tham dự hội thảo lần này có Ông Peter Willimott, Cán bộ Chương trình Cấp cao, Văn phòng Singapore tại WIPO; Ông Michal Svantner, Vụ trưởng Vụ Các nước Chuyển đổi và Phát triển (TDC), WIPO; Ông Simon Seow, Giám đốc, Ban Chính sách SHTT, Bộ tư pháp Singapore; Ông Guy Pessach, Giám đốc Bộ phận Hỗ trợ Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SESD), TDC, WIPO; Ông Alfred Radauer, Giám đốc Chương trình, Đại học Khoa học Ứng dụng IMC Krems, Áo; Bà Manda Tay, Phó Giám đốc Ban Kế hoạch Chiến lược & Chính sách, IPOS; Bà Skye Reeve, Trợ lý Giám đốc Bộ phận Hợp tác và Chính sách Quốc tế, IP Australia, Australia; Tiến sĩ Hanusueli Stamm, trưởng ban Kinh tế, vụ Pháp lý Quốc tế, Viện Sở hữu trí tuệ Thụy Sĩ, Bern và hơn 60 đại biểu đến từ các nước trong khu vực (Cơ quan). Đoàn Việt Nam gồm 04 đại biểu đến từ Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT).
Trong bối cảnh hiện tại, nhiệm vụ của Cơ quan SHTT không chỉ còn đơn thuần là quản lý hệ thống SHTT quốc gia và thẩm định đơn đăng ký bảo hộ SHTT mà còn là kết nối với các chủ thể liên quan như cộng đồng xã hội, trường đại học, doanh nghiệp, nhằm giúp họ hiểu sâu sắc hơn về SHTT thông qua các dịch vụ, hoạt động của Cơ quan sở hữu trí tuệ (Cơ quan).
Trên cơ sở đó, Hội thảo được tổ chức nhằm chia sẻ thực tiễn tình hình hoạt động tại các nước trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong việc chuyển đổi từ Cơ quan SHTT thành Cơ quan Đổi mới sáng tạo, đồng thời giới thiệu các dịch vụ cốt lõi của một Cơ quan SHTT - đổi mới sáng tạo, qua đó giúp các đại biểu có thể trao đổi, chia sẻ quan điểm, ý tưởng về các nội dung liên quan.
Đặc biệt, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tìm thấy thông tin về mặt kỹ thuật, pháp lý của hệ thống SHTT và các dịch vụ mới do các Cơ quan SHTT - đổi mới sáng tạo thiết kế để tuyên truyền, nâng cao nhận thức về hệ thống SHTT và tạo ra sự thân thiện với người dùng, đặc biệt là doanh nghiệp.
Xuyên suốt hội thảo là những thảo luận sôi nổi cùng những ý kiến phản biện đến từ phía các chuyên gia cũng như các đại biểu tham dự. Trong Hội thảo lần này, đoàn chuyên gia WIPO đã chỉ ra hướng đi sắp tới cho các Cơ quan SHTT trong thế kỷ 21, với những kinh nghiệm thực tiễn rất quý báu đặc biệt là trong việc chuyển đổi từ Cơ quan SHTT thành Cơ quan Đổi mới sáng tạo./.
Tài liệu hội thảo có thể được tải về tại đây: * Chủ đề 1: Vai trò của Văn phòng SHTT trong thế kỷ 21 |
Nguyễn Hải Phong - Trung tâm Thông tin sở hữu công nghiệp
Latest news title
- Mạng lưới các Trung tâm hỗ trợ công nghệ và đổi mới sáng tạo (TISC) - Nền tảng quan trọng thúc đẩy nghiên cứu hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững
- Tăng 2 bậc, Việt Nam xếp thứ 46 chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu 2023
- Mời ứng tuyển tham dự Chương trình IP Management Clinic năm 2023
- Thông báo Khóa đào tạo trực tuyến về sở hữu trí tuệ của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới
- Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 26-4-2023: Phụ nữ với Sở hữu trí tuệ - Thúc đẩy đổi mới và sáng tạo