• Mô hình lắp ghép ao tôm di động

    Các nhà khoa học tại Công ty cổ phần cốt sợi polyme FRP Việt Nam (Đại học Xây dựng Hà Nội) mới đưa ra một dòng sản phẩm bê tông cốt sợi thủy tinh nhẹ, cho phép nông dân có thể tự mình lắp ghép các ao nuôi tôm tròn tại bất kỳ vị trí thuận lợi nào trên mặt đất. Điều này sẽ giảm đáng kể chi phí đào ao và giúp việc xử lý, tái sử dụng nước thải nuôi tôm trở nên dễ dàng hơn.

    Chi tiết...
  • Hệ thống đo lường nước thông minh

    Hệ thống do GS.TS Lê Minh Phương thuộc Phòng thí nghiệm nghiên cứu điện tử công suất Trường Đại học Bách khoa - ĐHQG TP.HCM nghiên cứu phát triển sẽ giúp các đơn vị cấp nước không chỉ giảm thiểu được công đoạn thu thập thủ công dữ liệu từng đồng hồ nước của các hộ gia đình, mà còn giúp giám sát vị trí từ xa, đồng thời cảnh báo tự động khi phát hiện hành động trộm nước.

    Chi tiết...
  • Máy thu hoạch rau bán tự động

    Nhờ chiếc máy thu hoạch rau bán tự động của TS. Nguyễn Hữu Chúc (Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế), người nông dân có thể đi bộ thu hoạch thay vì khom lưng cắt rau trên những cánh đồng, mà năng suất vẫn tăng gấp 10-15 lần so với thu hoạch bằng tay.

    Chi tiết...
  • Hệ thống sàng rửa cát nhiễm mặn

    Với khả năng biến cát nhiễm mặn thành cát sạch đủ tiêu chuẩn ứng dụng, vừa giúp tiết kiệm chi phí và nâng cao chất lượng công trình, hệ thống sàng rửa cát nhiễm mặn của kỹ sư Võ Tấn Dũng là một trong những giải pháp cần thiết trong bối cảnh nguồn cát xây dựng đang dần cạn kiệt.

    Chi tiết...
  • Sponge-MBR kết hợp ozone hóa loại bỏ kháng sinh trong nước thải y tế

    Công nghệ Sponge-MBR do PGS.TS Bùi Xuân Thành, TS. Võ Thị Kim Quyên và các cộng sự tại trường Đại học Bách khoa (ĐHQG-TP.HCM) đề xuất có khả năng lọc nước thải y tế hiệu quả, góp phần giảm thiểu lượng kháng sinh tồn dư có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cộng đồng.

    Chi tiết...
  • Hệ thống IoT giám sát và phát hiện nguồn phóng xạ thất lạc

    PGS.TS Trần Quang Vinh (trường Đại học Bách khoa Hà Nội) và các cộng sự đã nghiên cứu và phát triển thành công một hệ thống ứng dụng công nghệ Internet vạn vật để phát hiện và giám sát nguồn phóng xạ nằm ngoài kiểm soát pháp quy tại các cơ sở tái chế kim loại.

    Chi tiết...
  • Thiết bị làm sạch khí sinh học

    TS. Nguyễn Tuấn Minh (Viện Công nghệ Môi Trường, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) và đồng nghiệp đã nghiên cứu thành công và chế tạo một trong những thiết bị làm sạch khí sinh học đầu tiên tại Việt Nam. Thiết bị này không chỉ góp phần xử lý khí thải mà còn giúp tạo ra nguồn khí sạch đủ tiêu chuẩn để đốt phát điện ở quy mô lớn

    Chi tiết...
  • Máy tách sợi chuối - Đánh thức tiềm năng một loài cây quen thuộc

    Chiếc máy tách sợi của tác giả Bùi Khánh Dũng (công ty Musa Pacta) đã biến những thân cây chuối bị chặt bỏ sau thu hoạch - vốn được coi là chất thải gây ô nhiễm môi trường, trở thành nguyên liệu đầu vào cho các sản phẩm giá trị cao

    Chi tiết...
  • Trạm bả phòng trừ mối cho các công trình xây dựng

    Với khả năng dẫn dụ và tiêu diệt mối cao mà không làm mất mỹ quan, lại tốn ít chi phí, trạm bả do TS. Nguyễn Tân Vương chế tạo có thể là một giải pháp hiệu quả để phòng trừ mối cho các công trình xây dựng ở Việt Nam

    Chi tiết...
  • Giải bài toán cắt kính dán an toàn

    Từ các nguyên vật liệu sẵn có kết hợp với “những thay đổi nhỏ”, anh Trần Văn Quyết không ngờ rằng chiếc máy cắt kính giá rẻ mà mình chế tạo đã vượt xa mong muốn ban đầu là giảm bớt vất vả trong công đoạn cắt kính - chiếc máy này hiện đã trở thành thiết bị quen thuộc tại nhiều công ty nhôm kính lớn trong nước, thậm chí còn được xuất khẩu sang một số thị trường nước ngoài

    Chi tiết...
  • Tiệt trùng rau quả bằng công nghệ plasma - Kéo dài vòng đời các loại rau quả

    Quy trình tiệt trùng bằng công nghệ plasma của PGS.TS Trần Ngọc Đảm và các cộng sự tại Phòng Nghiên cứu năng lượng và Môi trường CES Plasma, ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, sẽ góp phần giúp kéo dài ‘vòng đời’ của các loại rau củ quả, từ đó gợi mở một hướng đi đầy tiềm năng cho ngành hàng xuất khẩu nông sản của Việt Nam trong tương lai

    Chi tiết...
  • Siro cá nóc không độc: Mở ra hướng khai thác mới cho cá nóc

    Nghiên cứu của nhóm TS. Bùi Thị Thu Hiền (Viện Nghiên cứu Hải sản) không chỉ cho ra đời sản phẩm siro cá nóc đầu tiên trên thị trường mà còn hứa hẹn mở ra hướng khai thác và sử dụng bền vững nguồn cá nóc tại Việt Nam - một nguồn nguyên liệu vốn đang bị chính phủ cấm do lo ngại vấn đề kiểm soát việc tiêu thụ các loài độc và không độc

    Chi tiết...
  • Máy đo quang phổ tán xạ Raman kiểu mới - Giải pháp cho các vật liệu dễ cháy, nổ

    Với thiết kế bàn lấy mẫu có khả năng dịch chuyển ngẫu nhiên thay vì cố định như trước đây tích hợp với công nghệ học máy, máy đo quang phổ tán xạ Raman do nhóm Nano quang tử y-sinh (NanoBioPhotonics - Viện Vật lý, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) nghiên cứu không những tăng được độ phân giải tín hiệu tán xạ lên gấp 3 lần so với trạng thái tĩnh, mà còn giúp mẫu đo không bị phá hủy...

    Chi tiết...
  • Bình trồng lan bán thủy canh: Đơn giản hóa việc chăm sóc

    Những thiết kế kỹ thuật của bình trồng này thoạt nhìn thì không quá phức tạp nhưng lại chứa đầy sự tỉ mỉ để cây lan dễ dàng phát triển, ra hoa mà không mất nhiều công chăm sóc

    Chi tiết...
  • Chế phẩm giảm điểm đông đặc "Nâng cao khả năng chịu lạnh cho dầu"

    Không chỉ hạ được mức nhiệt độ đông đặc của các sản phẩm gốc dầu xuống ít nhất 3°C, giải pháp của TS. Nguyễn Mạnh Huấn (Viện Dầu khí Việt Nam) và cộng sự còn hứa hẹn dùng được cho đa dạng hệ dầu hơn - một điều mà nhiều chế phẩm truyền thống không làm được

    Chi tiết...