Tue, 28/07/2020 | 09:35 AM
Thông báo tuyển ứng viên tham dự các khóa đào tạo về sở hữu trí tuệ tại Nhật Bản trong năm tài khóa 2020
Cơ quan Sáng chế Nhật Bản (JPO) ủy thác cho Viện Thúc đẩy Sáng chế và Sáng kiến Nhật Bản (JIPII) và Hiệp hội hợp tác kỹ thuật hải ngoại và đối tác bền vững (AOTS) tổ chức các khóa đào tạo về sở hữu trí tuệ tại Nhật Bản dành cho các chủ thể liên quan của một số đối tác quốc tế, trong đó có Việt Nam
Nhằm hỗ trợ Việt Nam phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, hằng năm Cơ quan Sáng chế Nhật Bản (JPO) ủy thác cho Viện Thúc đẩy Sáng chế và Sáng kiến Nhật Bản (JIPII) và Hiệp hội hợp tác kỹ thuật hải ngoại và đối tác bền vững (AOTS) tổ chức các khóa đào tạo về sở hữu trí tuệ tại Nhật Bản dành cho các chủ thể liên quan của một số đối tác quốc tế, trong đó có Việt Nam. Cục Sở hữu trí tuệ là cơ quan được JPO đề nghị làm đầu mối tại Việt Nam tuyển chọn và đề cử các ứng viên cho các khóa đào tạo trong năm tài chính 2020. Cục Sở hữu trí tuệ xin thông báo để các cá nhân/tổ chức có nhu cầu đăng ký tham gia với các thông tin cụ thể như sau:
Chi phí cho các khóa đào tạo
Học viên được lựa chọn sẽ được phía Nhật Bản đài thọ các chi phí tham dự khoá học (vé máy bay khứ hồi, cung cấp chỗ ở tại Nhật Bản, tiền ăn, tiền tiêu vặt, tiền đi lại bằng phương tiện công cộng và bảo hiểm y tế trong thời gian tại Nhật Bản) theo quy định của Cơ quan Sáng chế Nhật Bản.
Các chi phí khác do học viên/cơ quan cử học viên tự đài thọ.
Thủ tục đăng ký
Ứng viên lựa chọn khóa học phù hợp trong danh mục các khóa học để tiến hành nộp hồ sơ bao gồm các tài liệu sau:
1. Công văn của cơ quan/tổ chức chủ quản gửi Cục Sở hữu trí tuệ về việc cử ứng viên tham gia đăng ký (bằng tiếng Việt);
2. Đơn đăng ký khóa đào tạo về sở hữu trí tuệ tại Nhật Bản (theo mẫu).
(Lưu ý: Điền đơn đăng ký bằng tiếng Anh và theo đúng hướng dẫn trong mẫu đơn);
3. 01 file ảnh chân dung;
4. Tài liệu (brochure) giới thiệu về cơ quan/tổ chức mà ứng viên đang công tác (bằng tiếng Anh);
5. Bản sao hộ chiếu còn hiệu lực.
Ứng viên gửi hồ sơ bằng bản giấy và bản scan pdf cho Cục Sở hữu trí tuệ theo đúng thời hạn qua địa chỉ liên hệ như sau:
Trung tâm Nghiên cứu, Đào tạo và Hỗ trợ, Tư vấn - Cục Sở hữu trí tuệ
386 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại: 024.38583069, máy lẻ: 4166 (gặp chị Khánh Linh)
Email: lienhe@wipo.vn
Sau khi xem xét, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ gửi cho phía Nhật Bản các hồ sơ đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên và thông báo kết quả lựa chọn cho các ứng viên đăng ký tham dự. Các hồ sơ không đáp ứng đủ các điều kiện sẽ không được trả lại. Trong trường hợp có nhiều hồ sơ ứng cử đạt yêu cầu nhưng vượt quá số suất dành cho Việt Nam, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ sử dụng các hồ sơ này để đề cử cho các khóa học tương ứng năm tiếp theo.
Tùy thuộc vào diễn biến của dịch Covid-19, Ban tổ chức có thể quyết định chuyển đổi các khóa học tại Nhật Bản sang hình thức học trực tuyến. Thông tin cụ thể về hình thức đào tạo sẽ được Ban tổ chức thông báo tới học viên trước khi diễn ra khóa học. Vì vậy, các ứng viên cần lưu ý và cam kết sẽ tham dự nghiêm túc khóa đào tạo theo hình thức Ban Tổ chức lựa chọn./.
Trung tâm Nghiên cứu, Đào tạo và Hỗ trợ, Tư vấn
_________
Thông tin liên quan đến các khóa đào tạo về SHTT tại Nhật Bản năm tài khóa 2020:
- Danh mục các khóa đào tạo về SHTT tại Nhật Bản
- Khóa đào tạo dành cho giảng viên
Latest news title
- Cục Sở hữu trí tuệ gặp mặt các cán bộ hưu trí nhân dịp Xuân Ất Tỵ 2025
- Hội nghị Tổng kết Dự án JICA năm 2024
- Các học viên Việt Nam tham dự Khóa đào tạo về Sở hữu trí tuệ do trường đại học công nghệ Trùng Khánh tổ chức
- Cục Sở hữu trí tuệ tổ chức Hội nghị đại biểu công chức, viên chức và người lao động năm 2024
- Cục Sở hữu trí tuệ tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025
Other news
- Đại hội Đảng bộ Cục Sở hữu trí tuệ lần thứ V nhiệm kỳ 2020 - 2025
- Việt Nam chủ trì Hội nghị trực tuyến của Nhóm công tác về Hợp tác Sở hữu trí tuệ các nước ASEAN (AWGIPC)
- Thu nước ngầm kiểu mới để “giải hạn” vùng cao
- Tiếp cận đa chiều trong tuyên truyền và nâng cao nhận thức về sở hữu trí tuệ
- Giải pháp nâng cao hiệu quả bảo hộ và khai thác quyền sở hữu trí tuệ đối với doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo