Tue, 05/07/2016 | 11:45 AM
View with font size Read content Change contract
Đoàn giám sát Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Cục Sở hữu trí tuệ
Ngày 17/6/2016, Đoàn Giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có buổi làm việc tại Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ)...
Thực hiện Nghị quyết số 1076/NQ-UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ngày 17/6/2016, Đoàn Giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có buổi làm việc tại Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ).
Tham dự buổi làm việc, về phía Đoàn Giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) có ông Phan Xuân Dũng, Uỷ viên BCH TƯ Đảng, Uỷ viên UBTVQH, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Quốc hội (Trưởng đoàn); ông Lê Bộ Lĩnh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Quốc hội (Phó Trưởng đoàn thường trực); cùng các đại diện của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Ủy ban Các vấn đề xã hội, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng, Ủy ban Tài chính - Ngân sách, Ủy ban Đối ngoại và Văn phòng Quốc hội.
Về phía Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) và Cục Sở hữu trí tuệ có sự tham dự của ông Trần Việt Thanh, Thứ trưởng Bộ KH&CN kiêm Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ, ông Phan Ngân Sơn, Phó Cục trưởng Cục sở hữu trí tuệ, đại diện của Văn phòng Bộ KH&CN, Vụ Pháp chế, cùng toàn thể cán bộ chủ chốt của Cục Sở hữu trí tuệ.
Phát biểu khai mạc buổi làm việc, ông Phan Xuân Dũng, Trưởng đoàn Giám sát cho biết “Đây là lần đầu tiên Đoàn giám sát của Ủy Ban Thường vụ Quốc hội thực hiện hoạt động Giám sát chuyên đề về hoạt động sở hữu trí tuệ. Trong buổi làm việc, Đoàn sẽ nghe báo cáo những kết quả đạt được, đánh giá những hạn chế và nghe các kiến nghị để hoạt động sở hữu trí tuệ đạt được hiệu quả cao hơn nữa trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.”
Ông Phan Xuân Dũng, Uỷ viên BCH TƯ Đảng, Uỷ viên UBTVQH, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Quốc hội phát biểu tại buổi làm việc |
Ông Trần Việt Thanh, Thứ trưởng Bộ KH&CN kiêm Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ cho rằng trong giai đoạn hội nhập quốc tế sâu rộng sắp tới, hoạt động sở hữu trí tuệ cần có những bước phát triển mới để sở hữu trí tuệ thực sự trở thành một ngành kinh tế, đóng góp đáng kể hơn nữa vào GDP quốc gia. Buổi làm việc là một cơ hội quý báu để Cục Sở hữu trí tuệ báo cáo những khó khăn, vướng mắc của mình với Đoàn Giám sát, cũng như để Quốc hội xem xét, ban hành Nghị quyết.
Ông Trần Việt Thanh, Thứ trưởng Bộ KH&CN kiêm Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ phát biểu tại buổi làm việc |
Báo cáo với Ủy ban thường vụ Quốc hội về hoạt động sở hữu trí tuệ giai đoạn 2005- 2015, ông Phan Ngân Sơn, Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ cho biết Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản hướng dẫn thi hành đã được ban hành kịp thời, đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ và hội nhập kinh tế quốc tế. Với khung pháp luật tương đối đầy đủ và đồng bộ, các cá nhân, tổ chức của Việt Nam đã mạnh dạn hơn trong đầu tư nghiên cứu, phát triển khoa học, được thể hiện qua số lượng đơn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của người Việt Nam đang ngày một tăng lên.
Trong giai đoạn 2005-2015, công tác đàm phán quốc tế về sở hữu trí tuệ đạt được nhiều kết quả nổi bật. Bên cạnh việc gia nhập điều ước quốc tế do WIPO và WTO quản lý, Cục Sở hữu trí tuệ cũng trực tiếp tham gia đàm phán nội dung sở hữu trí tuệ trong các FTA thế hệ mới, bao gồm Hiệp định TPP, các Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam với EU, Liên minh hải quan Nga –Bê-la-rút – Ka-dắc-xtan, Liên minh kinh tế Á - Âu, Hàn Quốc, RCEP, v.v., đồng thời duy trì được lập trường về hệ thống bảo hộ sở hữu trí tuệ phù hợp với trình độ phát triển của Việt Nam, cân bằng giữa quyền lợi của chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ và lợi ích chung của xã hội. Cục cũng chủ động mở rộng hoạt động hợp tác quốc tế về sở hữu trí tuệ ở cấp độ đa phương và song phương nhằm phục vụ đắc lực cho quá trình phát triển của toàn bộ hệ thống sở hữu trí tuệ ở Việt Nam.
Báo cáo cũng thẳng thắn nhìn nhận, bên cạnh những kết quả tích cực, hoạt động sở hữu trí tuệ vẫn tồn tại một số hạn chế như quy định của một số văn bản còn chưa chi tiết, rõ ràng, dẫn đến việc có nhiều cách hiểu và thi hành khác nhau, chưa phù hợp với mục tiêu của chính sách bảo hộ sở hữu trí tuệ, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ công tác thẩm định đơn còn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế…
Tại buổi làm việc, các thành viên Đoàn giám sát đã đặt nhiều câu hỏi cho Cục Sở hữu trí tuệ nhằm làm rõ những nội dung được báo cáo, những tồn tại, thực trạng của hoạt động sở hữu trí tuệ trong thời gian qua và đưa ra một số kiến nghị, đề xuất. Để qua đó, Cục Sở hữu trí tuệ cùng với các cơ quan lập pháp, hành pháp đưa ra được những chính sách, quy định tạo điều kiện cho phát triển hoạt động sở hữu trí tuệ, thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước./.
Trung tâm Phát triển tài sản trí tuệ
Latest news title
- Hội nghị tổng kết công tác công đoàn Cục Sở hữu trí tuệ năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025
- Cục Sở hữu trí tuệ tham dự Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia
- Cục Sở hữu trí tuệ gặp mặt các cán bộ hưu trí nhân dịp Xuân Ất Tỵ 2025
- Hội nghị Tổng kết Dự án JICA năm 2024
- Các học viên Việt Nam tham dự Khóa đào tạo về Sở hữu trí tuệ do trường đại học công nghệ Trùng Khánh tổ chức
Other news
- Thủ tướng yêu cầu chuẩn hóa thương hiệu Việt Nam "đích thực" cho hàng hóa trước khi xuất ngoại
- Đào tạo kỹ năng khai thác thông tin sáng chế cho các trường đại học, viện nghiên cứu và doanh nghiệp
- Nho Ninh Thuận khẳng định vị thế trên thị trường nhờ hệ thống quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý
- Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016-2020
- Hội thảo quốc tế “Khai thác tài sản trí tuệ địa phương trong phát triển du lịch”