Th 5, 22/04/2021 | 06:00 SA
Cách nộp đơn đăng ký sáng chế theo PCT
Ngày nay, vốn hóa thị trường của một công ty khởi nghiệp công nghệ cao hoặc SME dựa trên danh mục tài sản trí tuệ của nó, thường bao gồm các bằng độc quyền sáng chế.
Các công ty khởi nghiệp và doanh nghiệp vừa và nhỏ là một trong số các nền tảng cốt lõi của các cụm công nghệ cao như Thung lũng Silicon. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng nhiều công nghệ là cường quốc đổi mới và là động lực thiết yếu của phát triển kinh tế trong tất cả các nền kinh tế hiện đại.
Các công ty khởi nghiệp và doanh nghiệp vừa và nhỏ này thiết kế, phát triển và thương mại hóa các công nghệ có mức độ rủi ro cao mang tính đột phá với tiềm năng thu lợi nhuận cao. Trên con đường tiếp cận thị trường, họ cần kết hợp chiến lược sở hữu trí tuệ (SHTT) từ trước vào kế hoạch kinh doanh của mình.
Ngày nay, vốn hóa thị trường của một công ty khởi nghiệp công nghệ cao hoặc SME dựa trên danh mục tài sản trí tuệ của nó, thường bao gồm các bằng độc quyền sáng chế.
Năm cách SME có thể hưởng lợi từ PCT
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang tìm cách bảo vệ công nghệ của mình trên thị trường quốc tế có thể được hưởng lợi từ Hiệp ước Hợp tác về Sáng chế (PCT) của WIPO để:
1. Hợp lý hóa việc bảo hộ quốc tế sáng chế
Độc quyền sáng chế là quyền theo lãnh thổ có nghĩa là các công ty khởi nghiệp và doanh nghiệp vừa và nhỏ đang nhắm mục tiêu đến nhiều thị trường ở nước ngoài cần phải có được độc quyền sáng chế ở những thị trường đó - độc quyền sáng chế không tạo ra sự bảo hộ vượt quá thẩm quyền mà chúng được cấp. Sử dụng PCT hợp lý hóa quá trình tìm kiếm độc quyền sáng chế cho một sáng chế tại 153 quốc gia vào năm 2021.
2. Tạo điều kiện thuận lợi cho quan hệ đối tác nước ngoài
Bằng cách hợp lý hóa quy trình nhận độc quyền sáng chế tại các thị trường mục tiêu, PCT giúp các công ty khởi nghiệp và doanh nghiệp vừa và nhỏ kinh doanh ở nước ngoài dễ dàng hơn bằng cách tạo cơ hội cho họ tìm kiếm đối tác kinh doanh thông qua việc chuyển giao quyền sử dụng hoặc các thỏa thuận liên doanh hoặc thông qua việc hợp tác R&D. Thông qua các thỏa thuận như vậy, các công ty khởi nghiệp và doanh nghiệp vừa và nhỏ bị hạn chế về nguồn lực có thể chia sẻ rủi ro và gánh nặng tài chính khi gia nhập thị trường mới bằng cách hợp tác với các đối tác kinh doanh ở nước ngoài.
3.Trì hoãn các chi phí lớn
PCT cho phép người nộp đơn trì hoãn các chi phí lớn liên quan đến việc nộp đơn quốc tế lên đến 30 tháng. Đó là tin tốt cho các công ty khởi nghiệp và doanh nghiệp vừa và nhỏ thiếu tiền đang tìm kiếm đối tác đầu tư hoặc kinh doanh hoặc thử nghiệm thị trường.
4. Xác định công nghệ đã có từ trước
Khi sử dụng PCT, người nộp đơn có thể được hưởng lợi từ một báo cáo tìm kiếm quốc tế gắn cờ bất kỳ công nghệ nào đã có từ trước (cái gọi là giải pháp kỹ thuật đã biết). Điều đó cung cấp cho người nộp đơn những hiểu biết có giá trị về khả năng được cấp bằng độc quyền sáng chế cho công nghệ của họ (họ cần chứng minh nó là mới, hữu ích và không hiển nhiên), quyền tự do hoạt động tại các thị trường mục tiêu, cùng với rất nhiều thông tin kinh doanh hữu ích khác.
5. Tạo cơ hội chuyển giao quyền sử dụng
Thông qua PCT, nó cũng có thể tạo ra các cơ hội chuyển giao quyền sử dụng. Người nộp đơn có thể yêu cầu WIPO công bố thông tin về việc họ sẵn sàng chuyển giao quyền sử dụng sáng chế của họ (như được bộc lộ trong đơn PCT của họ) cho các bên quan tâm. Dịch vụ miễn phí này là rất hữu ích vì các công ty sử dụng PATENTSCOPE (cơ sở dữ liệu sáng chế của WIPO với hơn 90 triệu đơn PCT và các tài liệu sáng chế quốc gia và khu vực) có thể quan tâm đến việc chuyển giao quyền sử dụng các sáng chế này ngay cả trước khi chúng được cấp bằng độc quyền sáng chế. Dịch vụ này tạo cơ hội cho các công ty mới thành lập và các doanh nghiệp vừa và nhỏ chia sẻ gánh nặng chi phí cấp bằng độc quyền sáng chế ở mỗi quốc gia (được gọi là phí vào giai đoạn quốc gia) với các công ty lớn hơn như một phần của thỏa thuận chuyển giao quyền sử dụng. Mẫu yêu cầu chuyển giao quyền sử dụng có thể được hoàn thành và nộp bất kỳ lúc nào trong quá trình xử lý quốc tế đơn PCT.
Nguồn: WIPO (https://www.wipo.int/ip-outreach/en/ipday/2021/toptips/pct.html)
Phạm Phi Anh (Dịch và Biên soạn)
Tin mới nhất
- Hội nghị Tổng kết Dự án JICA năm 2024
- Các học viên Việt Nam tham dự Khóa đào tạo về Sở hữu trí tuệ do trường đại học công nghệ Trùng Khánh tổ chức
- Cục Sở hữu trí tuệ tổ chức Hội nghị đại biểu công chức, viên chức và người lao động năm 2024
- Cục Sở hữu trí tuệ tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025
- Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại Thành phố Hồ Chí Minh - 20 năm thành lập và phát triển
Các tin khác
- Diễn đàn “Quyền Sở hữu trí tuệ với doanh nghiệp nhỏ và vừa” tại thành phố Hồ Chí Minh
- Sôi động cuộc thi “Sinh viên sáng tạo và quyền sở hữu trí tuệ”
- Hội thảo "Luật Sở hữu trí tuệ - Những hạn chế, bất cập và định hướng sửa đổi, bổ sung”
- Khóa đào tạo hỗ trợ nâng cao năng lực cho các dự án ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao tại Đà Nẵng
- Câu chuyện về tạo dựng thương hiệu quốc tế của Bosideng international Holdings Ltd.,