Th 4, 09/04/2025 | 15:46 CH




Hoạt động quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp tại các địa phương
Năm 2024, công tác quản lý nhà nước về SHCN tại các địa phương trên cả nước đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm địa phương.
1. Hoàn thiện chính sách, pháp luật về SHTT
Công tác hoàn thiện chính sách và pháp luật về SHTT tiếp tục được các địa phương quan tâm, triển khai một cách chủ động và gắn với yêu cầu thực tiễn phát triển kinh tế – xã hội. Trong năm 2024, đã có 26 văn bản được các tỉnh, thành phố ban hành có nội dung về/liên quan đến SHTT (bao gồm 04 Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, 14 Quyết định và 8 Kế hoạch của Ủy ban nhân dân)[1] . Đặc biệt, nhiều địa phương đã đẩy mạnh triển khai Chiến lược SHTT thông qua việc ban hành kế hoạch riêng trên địa bàn hoặc triển khai, lồng ghép các nội dung của Chiến lược SHTT vào các kế hoạch, chương trình, chính sách phát triển các ngành, lĩnh vực ở địa phương như Chương trình phát triển tài sản trí tuệ (TSTT), Đề án hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, Kế hoạch hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, Kế hoạch phát triển khoa học và công nghệ, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm...
2. Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động thực thi quyền SHTT
Công tác thực thi quyền SHTT tiếp tục được được các cấp các ngành phối hợp thực hiện thường xuyên, đặc biệt trong kiểm tra, thanh tra xử lý hoạt động sản xuất, lưu thông, buôn bán hàng giả, hàng xâm phạm quyền SHTT. Trong năm 2024, các cơ quan thực thi quyền SHTT ở địa phương đã ban hành nhiều kế hoạch, triển khai nhiều biện pháp phòng, chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền SHTT. Các sở, ban, ngành, địa phương, theo lĩnh vực phân công phụ trách đều chủ động xây dựng các phương án, chuyên đề kiểm tra, kiểm soát phù hợp với từng mặt hàng, lĩnh vực.[2] Ban Chỉ đạo 389 của các địa phương tiếp tục phát huy vai trò chỉ đạo, điều phối hoạt động đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, xâm phạm quyền SHTT, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong ngăn chặn các hành vi vi phạm, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh. Công tác kiểm soát hàng hóa xuất, nhập khẩu liên quan đến sở hữu công nghiệp được các cơ quan hải quan các tỉnh, thành phố thực hiện nghiêm túc. Các cơ quan thực thi quyền SHTT cũng thường xuyên phối hợp với đại diện của các chủ thể quyền để hỗ trợ cung cấp thông tin về chủ thể quyền, tài liệu, chứng cứ, hành vi vi phạm…
Nhìn chung, trong năm 2024 các địa phương tiếp tục có nhiều nỗ lực trong công tác thực thi quyền SHCN nhằm đẩy lùi nạn hàng giả, hàng xâm phạm quyền SHCN. Theo báo cáo của các địa phương[3] , trong cả nước, đã xử lý hành chính hơn 3.300 vụ xâm phạm quyền (chủ yếu liên quan đến vi phạm nhãn hiệu) với tổng số tiền phạt lên tới hơn 42 tỷ đồng, tăng 10% về số vụ và 16,7% tổng số tiền phạt so với năm 2023 (tăng 300 vụ, tổng số tiền phạt gần 6 tỉ đồng).
3. Thúc đẩy hoạt động tạo ra và khai thác tài sản trí tuệ
Hoạt động hỗ trợ xác lập, quản lý và khai thác quyền SHTT tiếp tục được triển khai rộng khắp tại các địa phương với nhiều hình thức đa dạng. Các hoạt động hỗ trợ tạo lập và khai thác TSTT tiếp tục được triển khai tích cực, thông qua Bộ phận một cửa của các Sở KH&CN hoặc qua các kênh như điện thoại, hộp thư điện tử và nhiều hình thức linh hoạt khác… Các cơ quan chức năng thường xuyên hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục xác lập và bảo vệ quyền SHTT; tiếp nhận và xử lý các yêu cầu sử dụng địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương để đăng ký nhãn hiệu; hỗ trợ tra cứu, khai thác thông tin về sáng chế, nhãn hiệu phục vụ công tác bảo hộ, khai thác quyền SHTT. Đồng thời, các địa phương còn hỗ trợ xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận cho các sản phẩm chủ lực, đặc sản địa phương…
Năm 2024, có 4.207 lượt cá nhân, tổ chức được các Sở KH&CN tư vấn, hướng dẫn về sở hữu công nghiệp (xác lập và bảo vệ quyền), trong đó có 3.862 lượt về nhãn hiệu, 236 lượt về kiểu dáng công nghiệp, 109 lượt về sáng chế. Một số địa phương đạt được những kết quả nổi bật lệ trong công tác này như Phú Thọ, Ninh Bình, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Khánh Hòa, Gia Lai…
Các hoạt động hỗ trợ, thúc đẩy các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tạo lập và khai thác TSTT cũng được thực hiện thông qua việc lồng ghép với các chương trình, đề án, kế hoạch phát triển của địa phương như Chương trình phát triển TSTT, Chương trình Mỗi xã phường một sản phẩm (OCOP), Chương trình/kế hoạch phát triển thương hiệu/nhãn hiệu cho sản phẩm chủ lực/sản phẩm nông nghiệp, Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, Đề án phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo... Các địa phương cũng đẩy mạnh tổ chức nhiều cuộc thi sáng tạo dành cho thanh thiếu niên, nhà nông, lực lượng vũ trang, các hội thi sáng tạo kỹ thuật cấp tỉnh, thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo nhằm ươm tạo và phát triển TSTT trong cộng đồng.
Các Bộ ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục triển khai Chương trình phát triển TSTT theo Quyết định số 2205/QĐ-TTg ngày 24/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ. Tính đến hết tháng 12/2024, có 32 nhiệm vụ được triển khai ở cấp Trung ương và 348 nhiệm vụ do các địa phương quản lý, sử dụng nguồn ngân sách địa phương, tập trung vào nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp, tổ chức tập thể, người dân và hỗ trợ bảo hộ cho các sản phẩm OCOP. Trong khuôn khổ triển khai Chương trình tại các địa phương, đã có 294 khóa đào tạo, tập huấn về SHTT được tổ chức với sự tham gia của hơn 11.000 lượt người. Nội dung đào tạo, tập huấn đa dạng, phong phú về pháp luật SHTT; xác lập quyền SHTT; xây dựng thương hiệu cho đặc sản địa phương; quản trị tài sản trí tuệ; SHTT và khởi nghiệp sáng tạo; hướng dẫn đăng ký nhãn hiệu, truy xuất nguồn gốc cho các sản phẩm OCOP; bảo hộ nhãn hiệu ở nước ngoài; thương mại hóa TSTT.... Các địa phương đã tích cực hỗ trợ các tổ chức cá nhân đăng ký xác lập quyền SHCN, với tổng số 2.403 đơn đăng ký xác lập quyền SHCN được nộp (94% là đơn nhãn hiệu) và đã có 1.550 văn bằng bảo hộ được cấp (94,5% là Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu). Một số địa phương đạt kết quả tốt trong công tác này có thể kể đến như Thái Nguyên, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Gia Lai, An Giang, Bến Tre, Đồng Tháp...
Việc hỗ trợ phát triển TSTT cho các sản phẩm chủ lực địa phương đã góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường, thúc đẩy dịch chuyển từ mô hình sản xuất đơn lẻ sang sản xuất tập trung, từ sản xuất, phát triển tự phát sang sản xuất, kinh doanh sản phẩm có bảo hộ quyền SHTT và được kiểm soát về nguồn gốc và chất lượng. Việc bảo hộ SHTT cho các sản phẩm đặc thù địa phương còn góp phần gìn giữ giá trị văn hóa dân tộc, tri thức truyền thống, phát huy và tôn vinh giá trị sản phẩm bản địa.
4. Tăng cường nguồn nhân lực cho hoạt động SHTT
Trong năm 2024, công tác đào tạo, tuyên truyền, phổ biến kiến thức, chính sách và pháp luật về SHTT đã được các địa phương quan tâm đẩy mạnh. Đặc biệt nhiều địa phương đã có những cách thực hiện mới, hiệu quả như lồng ghép hoạt động đào tạo, truyên truyền về SHTT vào các chương trình, dự án đang triển khai, điển hình như Chương trình OCOP. Công tác tổ chức được triển khai dưới nhiều hình thức đa dạng, phong phú, bao gồm các lớp tập huấn, hội thảo, hội nghị, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài phát thanh - truyền hình, website...). Ngoài việc tập huấn, đào tạo kiến thức pháp luật về SHTT cho cán bộ quản lý tại các sở, ban, ngành, nhiều địa phương đã mở rộng phạm vi các đối tượng tập huấn, đào tạo sang doanh nghiệp, sinh viên, nông dân… với các nội dung chuyên sâu, gắn với nhu cầu thực tiễn.
5. Hình thành văn hóa SHTT trong xã hội
Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về SHTT tiếp tục được các địa phương triển khai với nhiều hình thức đa dạng phong phú thông qua cổng thông tin điện tử của tỉnh, trang thông tin điện tử của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh, các phương tiện thông tin đại chúng như đài phát thanh - truyền hình, báo giấy, báo điện tử… Một số Sở KH&CN đã xây dựng chuyên mục khởi nghiệp sáng tạo trên trang thông tin điện tử của Sở, đồng thời cung cấp các thông tin chuyên đề về công nghệ, sáng chế, SHTT... Nhiều chương trình, phóng sự, bài viết, hình ảnh truyền thông cùng các cuộc thi tìm hiểu pháp luật về SHTT được tổ chức, góp phần nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng, khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia tích cực vào các hoạt động bảo vệ, phát triển TSTT, đổi mới sáng tạo.
6. Nhận xét chung
Công tác quản lý nhà nước về SHCN của các địa phương đã đạt được nhiều kết quả tích cực, đặc biệt là các hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật, hoạt động tư vấn, hướng dẫn đăng ký xác lập và bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, cũng như hỗ trợ các hoạt động sáng kiến, sáng tạo. Một số địa phương tiêu biểu như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Bắc Giang, Sơn La, Lạng Sơn, Hà Tĩnh, Cần Thơ, An Giang, v.v.. đã thực hiện hiệu quả công tác quản lý nhà nước về SHCN, góp phần thiết thực vào phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn.
Tuy nhiên, kết quả hoạt động vẫn chưa đồng đều. Ở nhiều nơi, hoạt động quản lý chưa tương xứng với vai trò của cơ quan lãnh đạo, điều hành hoạt động SHTT. Ở các địa phương chưa có thị trường phát triển, hoạt động SHTT còn mang tính hình thức, vai trò quản lý nhà nước về SHTT chưa được thể hiện rõ. Năng lực chuyên môn của cán bộ thực thi quyền SHTT còn hạn chế, công tác triển khai nhiệm vụ còn lúng túng, thiếu chủ động và phụ thuộc nhiều vào ý kiến của cơ quan chuyên môn ở Trung ương.
Phòng Pháp chế và Chính sách
[1] Bao gồm các địa phương: Điện Biên, Yên Bái, Hải Dương, Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Quảng Trị, Đà Nẵng, Ninh Thuận, Quảng Nam, Đắk Lắk, Bình Phước, An Giang, Tiền Giang, Kiên Giang.
[2] Cục Quản lý thị trường tỉnh Yên Bái ban hành kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả năm 2024; Kế hoạch kiểm tra chuyên đề vê hoạt động thương mại điện tử, ứng dụng công nghệ số để kinh doanh; đấu tranh chống hàng giả, xâm phạm quyền SHTT và không rõ nguồn gốc xuất xứ năm 2024; Cục Hải quan Quảng Ninh đã ban hành Kế hoạch triển khai các giải pháp chống gian lận, giả mạo xuất xứ, ghi nhãn hàng hóa không đúng quy định, chuyển tải bất hợp pháp và xâm phạm quyền SHTT năm 2024, Cục Quản lý thị trường Nghệ An đã ban hành Kế hoạch chỉ đạo các Đội phối hợp lực lượng chức năng chủ động tổ chức kiểm tra, xử lý ngăn chặn các hoạt động vận chuyển buôn bán, hàng hóa xâ phạm quyền SHTT trên địa bàn ...
[3] Báo cáo của 55 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Tin mới nhất
-
Hội thảo “Sở hữu trí tuệ thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo trong Trường Đại học, Viện nghiên cứu”
Nhằm hưởng ứng Ngày sở hữu trí tuệ thế giới 26/4/2024 với chủ đề “Sở hữu trí tuệ và các mục tiêu phát triển bền vững: Xây dựng tương lai chung bằng đổi mới và sáng tạo”; Chào mừng ngày Khoa học và...
Chi tiết... -
Hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới IPDay 2024: Tuyên truyền về sở hữu trí tuệ cho học sinh tiểu học - hướng tới xây dựng văn hóa sở hữu trí tuệ
Nhân dịp hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ (SHTT) thế giới 26/4/2024, Cục SHTT phối hợp cùng Trường Tiểu học Láng Thượng tổ chức chương trình tuyên truyền kiến thức về SHTT và ý nghĩa của Ngày SHTT thế...
Chi tiết... -
Hội thảo Sở hữu trí tuệ và các mục tiêu phát triền bền vững – Đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực giao thông vận tải
Ngày 26/4/2024, Cục Sở hữu trí tuệ phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội và Trường Đại học Giao thông Vận tải tổ chức Hội thảo “Sở hữu trí tuệ và các mục tiêu phát triền bền vững – Đổi mới...
Chi tiết... -
Hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới năm 2024
Ngày 26.4, Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ), Trường Đại học Giao thông Vận tải tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế...
Chi tiết... -
Mạng lưới các Trung tâm hỗ trợ công nghệ và đổi mới sáng tạo (TISC) - Nền tảng quan trọng thúc đẩy nghiên cứu hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững
Trong thời gian tới, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiếp tục triển khai việc rà soát, đánh giá, phân loại các thành viên mạng lưới theo các tiêu chí cụ thể, qua đó có các hình thức ghi nhận và khuyến khích...
Chi tiết... -
Hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới - IPDAY 2024: Sở hữu trí tuệ - Yếu tố quan trọng nâng cao chỉ số đổi mới sáng tạo địa phương - Hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững của liên hiệp quốc
Bộ chỉ số Đổi mới sáng tạo (ĐMST) cấp địa phương (PII) nhằm cung cấp bức tranh thực tế, tổng thể về hiện trạng mô hình phát triển kinh tế - xã hội dựa trên khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo...
Chi tiết... -
Hiện thực hóa các mục tiêu phát triển bền vững: Vai trò của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới
Các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc đưa ra một lộ trình đầy triển vọng cho sự tiến bộ của con người. Sự đổi mới là điều cần thiết để đáp ứng những mục tiêu đó. Sở hữu trí tuệ, với tư...
Chi tiết... -
Thông báo kết quả Hội nghị quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ năm 2024
Cục Sở hữu trí tuệ thông báo kết quả Hội nghị quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ năm 2024
Chi tiết... -
Hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới - IPDAY 2024: Sở hữu trí tuệ thúc đẩy đổi mới và sáng tạo - Hướng tới thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hiệp quốc
Tổ chức SHTT thế giới (WIPO) công bố chủ đề Ngày SHTT thế giới 2024 là: “SHTT và các mục tiêu phát triển bền vững: Xây dựng tương lai chung bằng đổi mới và sáng tạo”.
Chi tiết... -
Bộ nhận diện của Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới năm 2024 phiên bản tiếng Việt
Cục Sở hữu trí tuệ xin trân trọng giới thiệu bộ nhận diện Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới năm 2024 phiên bản tiếng Việt.
Chi tiết... -
WIPO phát động Cuộc thi sáng tạo video dành cho giới trẻ hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới năm 2024
Với sở hữu trí tuệ (SHTT), chúng ta có thể kỳ vọng về một tương lai tốt đẹp hơn, biến ý tưởng thành hiện thực và tạo ra một thế giới mà tất cả chúng ta đều phấn đấu để đạt được các mục tiêu phát...
Chi tiết...
Năm 2025, WIPO đã công bố chủ đề của Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới là: Sở hữu trí tuệ và âm nhạc: Cảm nhận nhịp điệu của sở hữu trí tuệ (IP and music: Feel the beat of IP). Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới năm 2025 là cơ hội để chúng ta tôn vinh sự đóng góp của các chủ thể sáng tạo, nhà sáng chế và doanh nhân, những người đã mở rộng giới hạn của sự sáng tạo và đổi mới để tạo ra các tác phẩm âm nhạc kết nối công chúng, khơi dậy cảm xúc, định hướng cho sự thay đổi và truyền cảm hứng cho một tương lai đổi mới sáng tạo hơn.
WIPO đã thiết kế Bộ nhận diện theo chủ đề Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới năm 2025 để sử dụng cho các hoạt động kỷ niệm, chào mừng IP Day ở các quốc gia tại đường dẫn: https://trello.com/b/SxfvWiKw/world-ip-day-2025-social-media-kit
Một số mẫu thiết kế phiên bản tiếng Việt có thể tham khảo tại đường dẫn:
https://drive.google.com/drive/u/0/folders/1S04AArljEV8SEKL3gfAX56vYF9-kDzZ2
Cục Sở hữu trí tuệ xin thông báo và rất mong các cơ quan, tổ chức và cá nhân tích cực hưởng ứng tổ chức và tham gia các sự kiện chào mừng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 2025.
Trung tâm Nghiên cứu, Đào tạo và Hỗ trợ, Tư vấn