Th 5, 22/04/2021 | 06:00 SA
Làm thế nào các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể hưởng lợi từ việc bảo hộ giống cây trồng
Việc tạo ra các giống cây trồng mới, cải tiến, là một cách quan trọng và bền vững để đạt được an ninh lương thực trong bối cảnh gia tăng dân số và biến đổi khí hậu.
Các giống mới thích nghi với môi trường mà chúng được trồng làm tăng sự lựa chọn thực phẩm lành mạnh, ngon và bổ dưỡng đồng thời tạo ra thu nhập khả thi cho nông dân. Các giống mới cũng giúp phát triển nông nghiệp đô thị và trồng cây cảnh, cây bụi và cây xanh góp phần cải thiện cuộc sống của người dân trong môi trường đô thị ngày càng mở rộng.
Việc nhân giống cây trồng thành công đòi hỏi nhiều kỹ năng và kiến thức trong một quá trình có thể mất tới 15 năm để đưa một giống cây trồng mới ra thị trường. Không phải tất cả các giống cây trồng mới đều thành công, ngay cả khi những giống cây có triển vọng tốt nhất được chọn lọc từ hàng nghìn cá thể trong quá trình lai tạo. Những nỗ lực tạo giống lâu dài và bền vững chỉ đáng giá nếu có cơ hội được thưởng cho khoản tiền đã đầu tư, đó là lý do tại sao bảo hộ giống cây trồng (PVP) là một hệ thống quan trọng đối với các nhà chọn giống cây trồng.
Năm cách hệ thống UPOV phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Hệ thống UPOV được tạo ra riêng để giải quyết các nhu cầu cụ thể của các nhà tạo giống cây trồng và rất phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
1. Bước vào lĩnh vực tạo giống
“Ngoại lệ của nhà tạo giống” đóng một vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, bằng cách cho phép các nhà tạo giống sử dụng các giống được bảo hộ để nhân giống thêm, do đó giảm “rào cản gia nhập” đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ muốn tham gia kinh doanh giống cây trồng.
2. Một hệ thống nộp đơn đơn giản và hài hòa
UPOV đã phát triển các biểu mẫu của đơn,mà có nghĩa là thông tin được yêu cầu trong các đơn PVP là rất giống nhau ở tất cả các thành viên UPOV. Công cụ đăng ký trực tuyến UPOV PRISMA giúp các DNVVN nộp đơn đăng ký vào Cơ quan PVP của các nước thành viên UPOV. Các ưu điểm đặc biệt đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ bao gồm khả năng tìm thấy tất cả các thủ tục của Cơ quan PVP tại một nơi, khả năng đọc các biểu mẫu của đơn đăng ký bằng ngôn ngữ đã chọn của họ và dịch các câu trả lời được xác định trước sang các ngôn ngữ đó.
3. Hệ thống khảo nghiệm giống có hiệu quả về mặt chi phí
UPOV đã đạt được mức độ hài hòa cao trong việc kiểm tra các đơn PVP. Điều này tạo điều kiện thuận lôợ cho việc hợp tác và giảm thời gian và chi phí cho người nộp đơn. Ví dụ, ngay sau khi một thành viên UPOV đã khảo nghiêm giống, kết quả kiểm tra này có thể được sử dụng bởi cơ quan của thành viên khác.
4. Cơ hội chuyển giao quyền sản xuất giống
Có được PVP có nghĩa là các nhà tạo giống cây trồng có thể phát triển một chiến lược chuyển giao quyền sản xuất giống để sản xuất và tiếp thị các giống của mình, trong nước và trên thế giới.
5. Hiệp hội
PVP cũng cho phép các nhà tạo giống cây trồng phát triển quan hệ đối tác để đạt được các mục tiêu chung. Ví dụ, một nhà tạo giống cây trồng có thể có kiến thức và chuyên môn để nghiên cứu nhưng có thể không có cơ sở hạ tầng hoặc kinh nghiệm cần thiết để sản xuất và tiếp thị thành công giống. Trong tình huống này, các hiệp hội nông dân và người trồng trọt, các nhà sản xuất và/hoặc xử lý hạt giống, ví dụ như trong ngành xay xát, có thể tham gia vào hàng ngũ để hỗ trợ tài chính cho một chương trình nhân giống và cho phép nhân rộng và tiếp thị các giống đã được tạo ra. Quyền sở hữu có thể được chia sẻ theo nhiều cách khác nhau tùy theo sự đóng góp của mỗi đối tác.
Thông tin thêm về UPOV
Hiệu quả của hệ thống UPOV về bảo hộ giống cây trồng đã tạo ra sự đa dạng lớn trong việc chọn giống cây trồng, cả về loài mà các nhà chọn tạo giống cây trồng đã tìm cách bảo vệ các giống cây trồng mới (hơn 4.000) và cả về các nhà chọn tạo giống cây trồng. Phần lớn các nhà tạo giống cây trồng sử dụng PVP là các doanh nghiệp vừa và nhỏ bao gồm các cá nhân, nông dân, nhà nghiên cứu, các viện công và các công ty tư nhân.
Tìm hiểu thêm
Công cụ đăng ký trực tuyến UPOV PRISMA giúp các DNVVN nộp đơn đăng ký vào Cơ quan PVP của các nước thành viên UPOV.
Nguồn: WIPO (https://www.wipo.int/ip-outreach/en/ipday/2021/toptips/upov.html)
Phạm Phi Anh (Dịch và Biên soạn)
Tin mới nhất
- Các học viên Việt Nam tham dự Khóa đào tạo về Sở hữu trí tuệ do trường đại học công nghệ Trùng Khánh tổ chức
- Cục Sở hữu trí tuệ phối hợp với Dự án IP Key Sea tổ chức Hội thảo quốc tế về Phòng chống hàng giả khu vực ASEAN
- Việt Nam tham dự Hội nghị cấp cao lần thứ 3 Vành đai và Con đường về Sở hữu trí tuệ và các sự kiện liên quan
- Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy tham dự Đại hội đồng WIPO 2024
- Cục Sở hữu trí tuệ đăng cai tổ chức Cuộc họp lần thứ 72 AWGIPC và các sự kiện bên lề diễn ra từ ngày 22-26/4/2024 tại Đà Nẵng và Huế
Các tin khác
- Câu chuyện về tạo dựng thương hiệu quốc tế của Bosideng international Holdings Ltd.,
- Thương mại Công nghệ cao phục hồi mạnh mẽ trong nửa cuối năm 2020
- Đơn PCT nộp vào WIPO năm 2020 tiếp tục gia tăng bất chấp Đại dịch COVID-19
- “Công nghệ trợ giúp” có xu hướng gia tăng và được tích hợp nhiều hơn vào hàng tiêu dùng.
- Cuộc họp lần thứ 63 Nhóm công tác về hợp tác sở hữu trí tuệ các nước ASEAN (AWGIPC 63) và lễ chuyển giao vai trò chủ tịch nhóm AWGIPC