Th 6, 25/11/2022 | 17:11 CH
Đưa công tác sở hữu trí tuệ thành nhiệm vụ thường xuyên trong Trường Đại học Lâm nghiệp
Tại buổi làm việc giữa Trường Đại học Lâm nghiệp với Cục Sở hữu trí tuệ với ngày 22/11/2022, GS.TS. Phạm Văn Điển khẳng định “Làm tốt công tác Sở hữu trí tuệ sẽ thúc đẩy cả trí tuệ, sản phẩm trí tuệ cũng như thương mại các sản phẩm trí tuệ; là tài liệu giảng dạy, học tập, chuyển giao quí báu của Trường Đại học Lâm nghiệp”.
Trường Đại học Lâm nghiệp là trường đại học đa ngành, đa hệ, đa lĩnh vực có đông đảo đội ngũ các nhà khoa học, giảng viên có trình độ cao đã tạo ra nhiều sản phẩm trí tuệ có giá trị: Giống cây lâm nghiệp, phần mềm quản lý tài nguyên rừng, các quy trình công nghệ, vật liệu mới, máy móc, dây chuyền thiết bị được công nhận về SHTT. Để những sản phẩm trí tuệ này được liên tục phát huy vào sản xuất, mang tính chuyên nghiệ và trở thành nguồn lực cho phát triển kinh tế – xã hội nói chung, ngành Lâm nghiệp nói riêng, công tác Sở hữu trí tuệ phải trở thành một nhiệm vụ thường xuyên, được quan tâm. Xác lập, bảo vệ, khai thác các loại tài sản trí tuệ trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học là một trong những vấn đề tạo nên thương hiệu của mỗi trường đại học.
Tại buổi làm việc giữa Trường Đại học Lâm nghiệp với Cục Sở hữu trí tuệ với ngày 22/11/2022, GS.TS. Phạm Văn Điển khẳng định “Làm tốt công tác Sở hữu trí tuệ sẽ thúc đẩy cả trí tuệ, sản phẩm trí tuệ cũng như thương mại các sản phẩm trí tuệ; là tài liệu giảng dạy, học tập, chuyển giao quí báu của Trường Đại học Lâm nghiệp”.
PGS.TS. Phùng Văn Khoa, Phó Hiệu trưởng đề nghị Cục SHTT chia sẻ các kinh nghiệm về SHTT trong trường đại học và tư vấn cho công tác phát triển SHTT của Trường Đại học Lâm nghiệp trong thời gian tới.
Phó Cục trưởng Cục SHTT, TS. Trần Lê Hồng đã nhấn mạnh việc nâng cao năng lực SHTT cho các trường đại học, viện nghiên cứu với các mô hình quản trị tài sản trí tuệ (TSTT) phù hợp đang là vấn đề được quan tâm hiện nay, đồng thời cũng nêu tầm quan trọng của việc thương mại hóa các sản phẩm KH&CN là tài sản trí tuệ của các Trường đại học, Viện nghiên cứu; mối quan hệ giữa nhà trường, doanh nghiệp và các đối tác trong hợp tác, khai thác tài sản SHTT; vai trò của bộ phận quản lý chuyên trách về công tác sở hữu trí tuệ; xây dựng chiến lược, tầm nhìn phát triển nhà trường gắn với hoạt động KH&CN.
TS Trần Lê Hồng đánh giá cao những kết quả đã đạt được của Nhà trường về hoạt động KHCN & SHTT trong thời gian qua và chỉ rõ một số tồn tại, hạn chế trong thương mại hóa các sản phẩm KHCN nói chung của các Trường Đại học, Viện nghiên cứu, đồng thời chia sẻ nhiều kinh nghiệm quý báu về công tác SHTT và thương mại hóa sản phẩm KHCN ở một số Trường Đại học trong nước và trên thế giới.
Để hỗ trợ cho hoạt động SHTT của trường Đại học Lâm nghiệp, Cục SHTT đã định hướng, tư vấn về bảo hộ quyền SHTT các kết quả KHCN của các nhiệm vụ nghiên cứu KHCN thuộc ngân sách Nhà nước; trao đổi chia sẻ kinh nghiệm trong công tác sở hữu trí tuệ. Trong thời gian tới Cục SHTT tổ chức những khóa tập huấn nhằm nâng cao năng lực cho các cán bộ hỗ trợ hoạt động SHTT của Nhà trường.
Hình ảnh buổi làm việc
TS. Trần Lê Hồng, Phó Cục trưởng Cục SHTT phát biểu
Bà Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Phó Giám đốc trung tâm Nghiên cứu, Đào tạo và Hỗ trợ, Tư vấn, Cục SHTT trình bày về quyền sở hữu trí tuệ trong Trường đại học, Viện nghiên cứu.
Trung tâm Nghiên cứu, Đào tạo và Hỗ trợ, Tư vấn
Tin mới nhất
- Hội nghị Tổng kết Dự án JICA năm 2024
- Các học viên Việt Nam tham dự Khóa đào tạo về Sở hữu trí tuệ do trường đại học công nghệ Trùng Khánh tổ chức
- Cục Sở hữu trí tuệ tổ chức Hội nghị đại biểu công chức, viên chức và người lao động năm 2024
- Cục Sở hữu trí tuệ tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025
- Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại Thành phố Hồ Chí Minh - 20 năm thành lập và phát triển
Các tin khác
- Cục Sở hữu trí tuệ tham dự cuộc họp Lãnh đạo cơ quan SHTT các nước ASEAN – Hàn Quốc lần thứ 5
- Tập huấn “Bảo hộ nhãn hiệu nhằm phát triển sản phẩm đáp ứng tiêu chí Thương hiệu quốc gia Việt Nam” trong khuôn khổ Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2022 tại Hà Nội
- Bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Gia Lai” cho sản phẩm cà phê
- Bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Bến Tre” cho sản phẩm xoài tứ quý
- Bảo hộ chỉ dẫn địa lý “NAPA VALLEY” cho sản phẩm rượu vang