Tue, 03/10/2017 | 14:48 PM

View with font size Read content Change contract

Đại sứ Dương Chí Dũng được bầu làm Chủ tịch Đại hội đồng Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO)

Tại Phiên khai mạc Cuộc họp lần thứ 57 Đại hội đồng WIPO, Đại sứ Dương Chí Dũng đã được bầu làm Chủ tịch Đại hội đồng WIPO nhiệm kỳ 2018-2019.

Tại Phiên khai mạc Cuộc họp lần thứ 57 Đại hội đồng Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), ngày 02/10/2017 tại Geneva (Thụy Sỹ), Đại sứ Dương Chí Dũng - Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và các Tổ chức quốc tế khác tại Geneva đã được bầu làm Chủ tịch Đại hội đồng WIPO nhiệm kỳ 2018-2019.
Có thể nói sự kiện Đại sứ Dương Chí Dũng được bầu làm Chủ tịch Đại hội đồng WIPO là một dấu mốc quan trọng trong hoạt động đối ngoại đa phương của Việt Nam, thể hiện uy tín của Việt Nam tại diễn đàn đa phương như WIPO, là kết quả của việc thực hiện chủ trương chủ động, tích cực hội nhập quốc tế của Đảng và Nhà nước.
Với tư cách Chủ tịch Đại hội đồng WIPO, Đại sứ Dương Chí Dũng sẽ trực tiếp điều hành Phiên họp Đại hội đồng WIPO năm nay, cụ thể sẽ điều hành và kiểm soát các quy trình, thời lượng và danh sách các nước thành viên tham gia thảo luận về các vấn đề liên quan, điều hành và kiểm soát quy trình bỏ phiếu của các nước thành viên và công bố quyết định khi có kết quả bỏ phiếu, tuyên bố kết thúc Phiên họp, v.v..
 
Đại sứ Dương Chí Dũng (thứ 2 từ trái qua phải) trở thành Chủ tịch Đại hội đồng WIPO nhiệm kỳ 2018-2019.
 
Trưởng Đoàn Việt Nam tham dự Phiên họp Đại hội đồng năm nay - Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Phạm Công Tạc cho biết, việc Đại sứ Dương Chí Dũng của Việt Nam trúng cử vị trí Chủ tịch Đại hội đồng WIPO nhiệm kỳ 2018-2019 là một vinh dự cho Việt Nam nói chung và riêng cá nhân Đại sứ Dương Chí Dũng. Việc lần đầu tiên trúng cử vào vị trí Chủ tịch Đại hội đồng WIPO ghi nhận một dấu mốc quan trọng trong hoạt động đối ngoại đa phương của Việt Nam, giúp nâng cao hình ảnh và vị thế của Việt Nam tại diễn đàm WIPO nói riêng và trên trường quốc tế nói chung. Việc trúng cử Chủ tịch Đại hội đồng WIPO sẽ tạo cơ hội cho Việt Nam thúc đẩy quan hệ hợp tác vốn đã rất tốt đẹp với WIPO và các đối tác quốc tế khác trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, qua đó có thể học hỏi kinh nghiệm cũng như tận dụng sự trợ giúp từ phía bạn để góp phần nâng cao năng lực của hệ thống sở hữu trí tuệ quốc gia, tạo động lực cho hoạt động khoa học - công nghệ, đổi mới - sáng tạo.
Trước khi trở thành Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và các Tổ chức quốc tế khác tại Geneva Việt Nam, Đại sứ Dương Chí Dũng từng đảm nhiệm các vị trí: Cục trưởng Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao), Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền nước CHXHCN Việt Nam tại Cộng hòa Pháp, kiêm nghiệm Cộng hòa Bồ Đào Nha, Công quốc Mô-na-cô, Công quốc An-đô-ra, Cộng hòa Trung Phi.
 
Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) là cơ quan chuyên môn của Liên Hiệp Quốc, được thành lập năm 1967, có sứ mệnh "thúc đẩy hoạt động sáng tạo và tạo thuận lợi cho việc chuyển giao công nghệ liên quan đến sở hữu trí tuệ nhằm mục tiêu đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội" và tôn chỉ hoạt động là "khuyến khích sự sáng tạo của nhân loại và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trên toàn thế giới”. WIPO hiện nay có 188 thành viên, quản lý 23 điều ước quốc tế về sở hữu trí tuệ, đặt trụ sở chính tại Geneva, Thụy Sỹ.
 
Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển truyền thông KH&CN

Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) là cơ quan chuyên môn của Liên Hiệp Quốc, được thành lập năm 1967, có sứ mệnh "thúc đẩy hoạt động sáng tạo và tạo thuận lợi cho việc chuyển giao công nghệ liên quan đến sở hữu trí tuệ nhằm mục tiêu đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội" và tôn chỉ hoạt động là "khuyến khích sự sáng tạo của nhân loại và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trên toàn thế giới”. WIPO hiện nay có 188 thành viên, quản lý 23 điều ước quốc tế về sở hữu trí tuệ, đặt trụ sở chính tại Geneva, Thụy Sỹ.

 

Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển truyền thông KH&CN

 

Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) là cơ quan chuyên môn của Liên Hiệp Quốc, được thành lập năm 1967, có sứ mệnh "thúc đẩy hoạt động sáng tạo và tạo thuận lợi cho việc chuyển giao công nghệ liên quan đến sở hữu trí tuệ nhằm mục tiêu đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội" và tôn chỉ hoạt động là "khuyến khích sự sáng tạo của nhân loại và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trên toàn thế giới”. WIPO hiện nay có 188 thành viên, quản lý 23 điều ước quốc tế về sở hữu trí tuệ, đặt trụ sở chính tại Geneva, Thụy Sỹ.

 

Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển truyền thông KH&CN

 

Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) là cơ quan chuyên môn của Liên Hiệp Quốc, được thành lập năm 1967, có sứ mệnh "thúc đẩy hoạt động sáng tạo và tạo thuận lợi cho việc chuyển giao công nghệ liên quan đến sở hữu trí tuệ nhằm mục tiêu đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội" và tôn chỉ hoạt động là "khuyến khích sự sáng tạo của nhân loại và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trên toàn thế giới”. WIPO hiện nay có 188 thành viên, quản lý 23 điều ước quốc tế về sở hữu trí tuệ, đặt trụ sở chính tại Geneva, Thụy Sỹ.

 

Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển truyền thông KH&CN