Tue, 15/04/2025 | 15:08 PM




Công tác giải quyết khiếu nại và bảo vệ thực thi quyền sở hữu công nghiệp
Trong năm 2024, ngoài nhiệm vụ xử lý đơn vốn có khối lượng công việc lớn, Phòng Thanh tra và Giải quyết khiếu nại đã hoàn thành nhiều nhiệm vụ phức tạp liên quan đến các tranh chấp nổi cộm về quyền sở hữu công nghiệp.
I. Công tác xử lý đơn
Năm 2024, Cục SHTT đã tiếp nhận 959 đơn khiếu nại; 479 đơn yêu cầu chấm dứt, huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ. Cục đã kết thúc xử lý 1.238 đơn các loại gồm 1.152 đơn khiếu nại, 131 đơn đề nghị huỷ bỏ hiệu lực và đề nghị chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ.
II. Công tác quản lý
1. Công tác phối hợp trong hoạt động thực thi
Để hỗ trợ các cơ quan thực thi quyền SHTT xử lý các vụ việc xâm phạm quyền SHTT và các công tác khác, Phòng đã phát hành công văn cung cấp ý kiến chuyên môn cho các cơ quan xử lý 95 vụ việc, bao gồm: các cơ quan Quản lý thị trường 20 vụ, Hải quan 02 vụ, Cảnh sát kinh tế 28 vụ, Tòa án 08 vụ, Thanh tra 12 vụ và các cơ quan khác 25 vụ;
Cục đã báo cáo, tổng kết về hiệu quả thực thi quyền SHTT và cải thiện môi trường kinh doanh phục vụ các kỳ họp của Chính phủ, Quốc hội, cũng như tại các kỳ hội thảo quốc tế khác, bao gồm:
- Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo;
- Báo cáo giải trình về nội dung nâng cao hiệu quả thực thi quyền SHTT đáp ứng cam kết quốc tế và góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và một số vụ việc tranh chấp quyền sở hữu công nghiệp nổi cộm, kéo dài phục vụ Lãnh đạo Chính phủ trình bày tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV;
- Báo cáo tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết số 100/2023/QH15 của Quốc hội khóa XV về công tác thực thi quyền sở hữu công nghiệp trong giai đoạn từ tháng 4/2024 đến tháng 11/2024;
- Báo cáo kết quả công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2024 phục vụ kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV;
- Tham gia xây dựng Báo cáo sơ kết 02 năm thực hiện Đề án 319 về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025;
- Báo cáo tại Hội thảo quốc tế: “Biện pháp đối phó với đơn đăng ký nhãn hiệu với dụng ý xấu” do Cục SHTT và các cơ quan SHTT của 5 nước thuộc TM5 (Nhóm 5 Cơ quan sở hữu trí tuệ lớn nhất thế giới) tổ chức;
- Trình bày tham luận tại Hội thảo bảo hộ quyền SHTT Việt Nam – Nhật Bản do Cơ quan SHTT Nhật Bản (JPO) và JETTRO phối hợp với Tổng cục Quản lý thị trường và Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ đồng tổ chức;
Để phối hợp với các địa phương, Cục cũng đã Tham gia Đoàn thanh tra chuyên ngành về chấp hành pháp luật sở hữu công nghiệp cùng Thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Ninh;
2. Công tác tư pháp và hỗ trợ tư pháp
Trong năm 2024, Cục đã tham gia tích cực và có hiệu quả trong công tác tư pháp và hỗ trợ tư pháp. Nhiều vụ việc tranh chấp nổi cộm liên quan đến các nhãn hiệu “LUFFMAN”, “Thuận Thành”, “Hai con Hổ Đỏ”, “BIA VIỆT”, các nhãn hiệu Vodka Nga, Vodka Men, tranh chấp liên quan đến sáng chế “Trạm biến áp một cột”, tranh chấp sáng chế giữa Công ty SAMSUNG và M&K HOLDINGS, tranh chấp liên quan đến kiểu dáng công nghiệp “Hào kỹ thuật”, v.v.. đã được Cục tham gia giải quyết thành công cả ở cấp sơ thẩm và phúc thẩm. Đây là các vụ việc phức tạp, nhạy cảm, có sự tranh chấp gay gắt giữa các bên.
3. Công tác xây dựng văn bản về thực thi, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp
Nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn, đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ trong các quy định, chính sách về thực thi quyền sở hữu công nghiệp, trong năm 2024, Cục đã tham gia góp ý cho các dự thảo sửa đổi một số nghị định của Chính phủ và các thông tư của Bộ KH&CN, bao gồm:
- Tham gia góp ý đối với dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 99/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp;
- Tham gia góp ý đối với dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 118/2021/NĐ-CP về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính;
- Tham gia góp ý đối với dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 23/2023/TT-BKHCN quy định chi tiết một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ Nghị định hướng dẫn thi hành Luật;
- Tham gia góp ý cho dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 263/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp.
Phòng Thanh tra và Giải quyết khiếu nại
Latest news title
Other news
- Công tác xử lý đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp
- Công tác xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật về sở hữu trí tuệ
- Hoạt động quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp tại các địa phương
- Các đơn vị thực hiện chức năng quản lý nhà nước
- Sổ đăng ký quốc gia đại diện sở hữu công nghiệp, danh sách tổ chức và người đại diện sở hữu công nghiệp
-
Hội thảo “Sở hữu trí tuệ thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo trong Trường Đại học, Viện nghiên cứu”
Nhằm hưởng ứng Ngày sở hữu trí tuệ thế giới 26/4/2024 với chủ đề “Sở hữu trí tuệ và các mục tiêu phát triển bền vững: Xây dựng tương lai chung bằng đổi mới và sáng tạo”; Chào mừng ngày Khoa học và...
Details... -
Hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới IPDay 2024: Tuyên truyền về sở hữu trí tuệ cho học sinh tiểu học - hướng tới xây dựng văn hóa sở hữu trí tuệ
Nhân dịp hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ (SHTT) thế giới 26/4/2024, Cục SHTT phối hợp cùng Trường Tiểu học Láng Thượng tổ chức chương trình tuyên truyền kiến thức về SHTT và ý nghĩa của Ngày SHTT thế...
Details... -
Hội thảo Sở hữu trí tuệ và các mục tiêu phát triền bền vững – Đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực giao thông vận tải
Ngày 26/4/2024, Cục Sở hữu trí tuệ phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội và Trường Đại học Giao thông Vận tải tổ chức Hội thảo “Sở hữu trí tuệ và các mục tiêu phát triền bền vững – Đổi mới...
Details... -
Hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới năm 2024
Ngày 26.4, Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ), Trường Đại học Giao thông Vận tải tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế...
Details... -
Mạng lưới các Trung tâm hỗ trợ công nghệ và đổi mới sáng tạo (TISC) - Nền tảng quan trọng thúc đẩy nghiên cứu hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững
Trong thời gian tới, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiếp tục triển khai việc rà soát, đánh giá, phân loại các thành viên mạng lưới theo các tiêu chí cụ thể, qua đó có các hình thức ghi nhận và khuyến khích...
Details... -
Hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới - IPDAY 2024: Sở hữu trí tuệ - Yếu tố quan trọng nâng cao chỉ số đổi mới sáng tạo địa phương - Hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững của liên hiệp quốc
Bộ chỉ số Đổi mới sáng tạo (ĐMST) cấp địa phương (PII) nhằm cung cấp bức tranh thực tế, tổng thể về hiện trạng mô hình phát triển kinh tế - xã hội dựa trên khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo...
Details... -
Hiện thực hóa các mục tiêu phát triển bền vững: Vai trò của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới
Các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc đưa ra một lộ trình đầy triển vọng cho sự tiến bộ của con người. Sự đổi mới là điều cần thiết để đáp ứng những mục tiêu đó. Sở hữu trí tuệ, với tư...
Details... -
Thông báo kết quả Hội nghị quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ năm 2024
Cục Sở hữu trí tuệ thông báo kết quả Hội nghị quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ năm 2024
Details... -
Hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới - IPDAY 2024: Sở hữu trí tuệ thúc đẩy đổi mới và sáng tạo - Hướng tới thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hiệp quốc
Tổ chức SHTT thế giới (WIPO) công bố chủ đề Ngày SHTT thế giới 2024 là: “SHTT và các mục tiêu phát triển bền vững: Xây dựng tương lai chung bằng đổi mới và sáng tạo”.
Details... -
Bộ nhận diện của Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới năm 2024 phiên bản tiếng Việt
Cục Sở hữu trí tuệ xin trân trọng giới thiệu bộ nhận diện Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới năm 2024 phiên bản tiếng Việt.
Details... -
WIPO phát động Cuộc thi sáng tạo video dành cho giới trẻ hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới năm 2024
Với sở hữu trí tuệ (SHTT), chúng ta có thể kỳ vọng về một tương lai tốt đẹp hơn, biến ý tưởng thành hiện thực và tạo ra một thế giới mà tất cả chúng ta đều phấn đấu để đạt được các mục tiêu phát...
Details...
Năm 2025, WIPO đã công bố chủ đề của Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới là: Sở hữu trí tuệ và âm nhạc: Cảm nhận nhịp điệu của sở hữu trí tuệ (IP and music: Feel the beat of IP). Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới năm 2025 là cơ hội để chúng ta tôn vinh sự đóng góp của các chủ thể sáng tạo, nhà sáng chế và doanh nhân, những người đã mở rộng giới hạn của sự sáng tạo và đổi mới để tạo ra các tác phẩm âm nhạc kết nối công chúng, khơi dậy cảm xúc, định hướng cho sự thay đổi và truyền cảm hứng cho một tương lai đổi mới sáng tạo hơn.
WIPO đã thiết kế Bộ nhận diện theo chủ đề Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới năm 2025 để sử dụng cho các hoạt động kỷ niệm, chào mừng IP Day ở các quốc gia tại đường dẫn: https://trello.com/b/SxfvWiKw/world-ip-day-2025-social-media-kit
Một số mẫu thiết kế phiên bản tiếng Việt có thể tham khảo tại đường dẫn:
https://drive.google.com/drive/u/0/folders/1S04AArljEV8SEKL3gfAX56vYF9-kDzZ2
Cục Sở hữu trí tuệ xin thông báo và rất mong các cơ quan, tổ chức và cá nhân tích cực hưởng ứng tổ chức và tham gia các sự kiện chào mừng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 2025.
Trung tâm Nghiên cứu, Đào tạo và Hỗ trợ, Tư vấn