Fri, 27/12/2019 | 09:03 AM
Nghiên cứu về nhãn hiệu phi truyền thống
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, ý thức của người tiêu dùng cũng như năng lực sản xuất ngày càng nâng cao, sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, các lĩnh vực của hoạt động thương mại cũng ngày càng phong phú, nhãn hiệu với vai trò dùng để phân biệt sản phẩm/dịch vụ của các nhà cung cấp khác nhau theo đó cũng vượt ra khỏi khuôn khổ quan niệm truyền thống, ra đời một loại hình nhãn hiệu mới - nhãn hiệu phi truyền thống.
Nhãn hiệu là một trong các đối tượng quan trọng của nhóm quyền sở hữu công nghiệp, là yếu tố gắn liền với hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời cũng là dấu hiệu giúp người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm/dịch vụ từ nhà sản xuất, cung cấp có uy tín. Chính vì vậy việc sử dụng và tạo dựng uy tín cho nhãn hiệu luôn được các doanh nghiệp chú trọng. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, ý thức của người tiêu dùng cũng như năng lực sản xuất ngày càng nâng cao, sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, các lĩnh vực của hoạt động thương mại cũng ngày càng phong phú, vượt ra khỏi khuôn khổ truyền thống, ví dụ như sự ra đời của các sản phẩm và dịch vụ mới, công nghệ hiện đại thông minh, môi trường thương mại điện tử... Nhãn hiệu với vai trò dùng để phân biệt sản phẩm/dịch vụ của các nhà cung cấp khác nhau theo đó cũng vượt ra khỏi khuôn khổ quan niệm truyền thống. Trong xã hội hiện đại, lý do mà các doanh nghiệp lựa chọn sử dụng các loại nhãn hiệu mới – nhãn hiệu phi truyền thống là vì nhãn hiệu phi truyền thống có ưu thế giúp người tiêu dùng có thể cảm nhận được trực tiếp và nhanh hơn, giúp cho doanh nghiệp chiếm được ưu thế trong hoạt động cạnh tranh, phù hợp với các loại hình sản phẩm/dịch vụ gắn với công nghệ tiên tiến, phương thức kinh doanh mới, hiện đại.
Loại hình nhãn hiệu phi truyền thống được bảo hộ sớm nhất ở Hoa Kỳ (Đạo luật Lanham năm 1946) và châu Âu (Quy chế bảo hộ nhãn hiệu châu Âu năm 1993). Đến đầu thế kỷ 21, một số nước, trong đó có cả các nước đang phát triển đã quy định về bảo hộ một hoặc một số loại hình nhãn hiệu phi truyền thống, ví dụ như Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc... Việt Nam là nước đang phát triển, hệ thống bảo hộ và thực thi nhãn hiệu đang hoàn thiện dần nhằm đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế, việc bảo hộ các loại nhãn hiệu phi truyền thống trong tương lai là điều tất yếu bởi Việt Nam đang tham gia ngày càng nhiều các Hiệp định thương mại song phương và đa phương.
Trên cơ sở kết quả nhiệm vụ khoa học “Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn bảo hộ nhãn hiệu âm thanh và mùi” do Trung tâm Nghiên cứu, Đào tạo và Hỗ trợ, Tư vấn chủ trì thực hiện, Trung tâm đã tổng hợp các nội dung chính và phân tích những vấn đề mới về nhãn hiệu phi truyền thống nói chung và đi sâu phân tích các khía cạnh liên quan đến nhãn hiệu âm thanh nói riêng nhằm giới thiệu tới độc giả xu hướng sử dụng và bảo hộ các loại nhãn hiệu này ở một số nước trên thế giới./.
Trung tâm Nghiên cứu, Đào tạo và Hỗ trợ, Tư vấn
__________
Latest news title
- Hội thảo “Bảo hộ và thực thi quyền đối với nhãn hiệu trên nền tảng thương mại điện tử”
- Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới và Cục Sở hữu trí tuệ triển khai Chương trình đào tạo và tư vấn quản trị sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp Việt Nam
- Giới thiệu cơ sở dữ liệu tra cứu thông tin sáng chế Patentscope
- Giới thiệu và hướng dẫn sử dụng công cụ tra cứu nhãn hiệu Global Brand Database
- Hội thảo khoa học về Sở hữu trí tuệ và Quản lý tài sản trí tuệ tại Trường Đại học Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh
Other news
- Phương pháp xử lý hạt ngô giống bằng dung dịch nano kim loại
- Thiết bị chiếu sáng không cần điện của Việt Nam nộp đơn đăng ký sáng chế tại Mỹ
- Xây dựng, quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận và nhãn hiệu tập thể
- Thiết bị vi dòng để gắn vi mẫu lên cảm biến sinh học
- Hội thảo tham vấn Đề án phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng