Fri, 29/01/2021 | 16:00 PM

View with font size Read content Change contract

Phát triển tài sản trí tuệ: Hiệu quả lâu dài và lan tỏa

Khi dư địa phát triển dựa vào tài nguyên và lao động đang cạn kiệt thì Việt Nam ngày càng phải quan tâm đến vấn đề phát triển tài sản trí tuệ, coi đó là một yếu tố không thể tách rời trong các chính sách phát triển kinh tế, xã hội.

Tổng kết kết quả chung trong giai đoạn 2011-2019 trước đó: 

Đã có 5.000 số phát sóng về SHTT trên các kênh truyền hình ở trung ương và địa phương, 37.000 người được tập huấn, 10.000 lượt người được đào tạo về SHTT. Nếu như giai đoạn 2011-2015, Chương trình chủ yếu tập huấn, đào tạo theo mô hình rộng, cung cấp các kiến thức cơ bản về sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp, cộng đồng thì giai đoạn 2017-2019, việc đào tạo đã được nâng lên ở mức độ cao hơn, tổ chức các khóa đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ, quản trị tài sản trí tuệ. Chương trình cũng đã hỗ trợ bảo hộ cho 118 sản phẩm nông nghiệp chủ lực, đặc thù của địa phương, 600 lượt doanh nghiệp được hỗ trợ về SHTT, trong đó có nhiều đơn vị, doanh nghiệp lớn điển hình của Việt Nam. 

Chương trình cũng đã hỗ trợ bảo hộ, áp dụng thực tiễn sáng chế cho 51 giải pháp kỹ thuật. Một số dự án điển hình có thể kể đến như Dự án “Áp dụng giải pháp hữu ích số 935 về quy trình sản xuất sản phẩm giàu axit béo omega-3 để tạo thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ sung EPA, DHA chất lượng cao” do Viện Hóa học các Hợp chất thiên nhiên, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam chủ trì thực hiện. Kết quả dự án là áp dụng giải pháp hữu ích để sản xuất thành công viên nang mềm omega-3, đáp ứng yêu cầu về an toàn thực phẩm theo quy định của Bộ Y tế tại Thông tư 43/2014/TT-BYT. Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Nature Việt Nam là doanh nghiệp tiếp nhận chuyển giao giải pháp hữu ích, bố trí kinh phí đối ứng và phân phối sản phẩm. Dự án “Áp dụng sáng chế số 14431 để sản xuất vật liệu và thiết bị xử lý nước uống an toàn sinh học” do Viện Công nghệ môi trường, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam (chủ sở hữu sáng chế) chủ trì thực hiện. Kết quả dự án là sản xuất thành công 3 sản phẩm xử lý nước uống an toàn sinh học theo sáng chế với đầu ra là chất lượng nước sau khi lọc đạt yêu cầu theo QCVN 01:2009/BYT, bao gồm Bộ khử trùng nước uống cho dân vùng lũ công suất 10 lít/ngày, bộ thiết bị lọc nước gia đình công suất 100 lít/ngày và cột khử trùng nước công suất 2000 lít/ngày. Công ty cổ phần thương mại gốm sứ Bát Tràng bố trí nhà xưởng và tham gia sản xuất sản phẩm, giới thiệu và phân phối sản phẩm sau khi dự án kết thúc. Dự án áp dụng sáng chế số 10277 để xây dựng mô hình xử lý nước thải cho làng nghề sản xuất bánh đa và miến tại thôn Me, xã Tân Hòa, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình do Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm, trường Đại học Bách khoa chủ trì thực hiện. Kết quả dự án đã thu gom, kiểm soát, xử lý được môi trường nước ô nhiễm từ hệ quả của việc sản xuất thủ công của làng nghề.

Chương trình đã huy động được một nguồn lực lớn từ xã hội để đầu tư cho công tác phát triển TSTT, trong 10 năm vừa qua, nếu như nhà nước đã hỗ trợ cho 118 sản phẩm nông nghiệp chủ lực địa phương, thì có hơn 300 sản phẩm cùng loại được các doanh nghiệp, cộng đồng chủ động bố trí kinh phí, triển khai các hoạt động bảo hộ và khai thác quyền SHTT;

Tuy vậy, hiện nay tiềm lực KH&CN của Việt Nam còn rất khiêm tốn, không chỉ so với các nước phát triển, mà còn so với nhu cầu của một đất nước đang phát triển và trong so sánh ở tầm khu vực. Kết quả nghiên cứu cơ bản và định hướng ứng dụng của các tổ chức KH&CN và các doanh nghiệp KH&CN – vốn có vai trò chủ yếu trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho mỗi quốc gia còn ít ỏi – số lượng công bố khoa học xếp thứ 5 trong khu vực ASEAN, sau Malaysia, Singapore, Indonesia và Thái Lan và số lượng sáng chế, giải pháp hữu ích của người Việt mới bằng 1/10 so với số bằng cấp cho người nước ngoài ở Việt Nam. Chính vì vậy, các chương trình, hoạt động hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ, trong đó trọng tâm là Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016-2020 (Chương trình 68) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm nâng cao nhận thức về tài sản trí tuệ, tăng cường kết nối viện, trường – doanh nghiệp, hỗ trợ khai thác các tài sản vô hình (sáng chế/ giải pháp hữu ích, chỉ dẫn địa lý) thành giá trị kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp, tổ chức KH&CN, các địa phương.  

Kết quả Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2011-2019


Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016-2020: hiệu quả lâu dài và lan tỏa

Năm 2020 là năm cuối cùng để triển khai Chương trình 68. Trong năm bản lề này, các hoạt động tuyên truyền nhằm thúc đẩy việc về sử dụng, phát triển tài sản trí tuệ tiếp tục được tăng cường, thông qua hàng loạt các bài viết, bình luận trên báo chí, truyền hình, hội thảo… nhằm cung cấp cho công chúng nhưng thông tin cụ thể về việc triển khai các kết quả bảo hộ, phát triển tài sản trí tuệ từ Chương trình 68 ở trung ương và địa phương. 

Chương trình đã thực sự lan tỏa, được các địa phương, doanh nghiệp, nhà khoa học hưởng ứng, chủ động triển khai. Bên cạnh việc tham gia Chương trình do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tất cả 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đều ban hành cơ chế, chính sách, triển khai hoạt động hỗ trợ phát triển TSTT cho các doanh nghiệp, các nhà sản xuất, kinh doanh, cộng đồng của địa phương mình.

Riêng trong năm bản lề 2020: 

Công tác hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng chiến lược sở hữu trí tuệ và quản trị tài sản trí tuệ được đẩy mạnh, góp phần giúp doanh nghiệp quản lý và khai thác tốt nguồn tài sản trí tuệ, nhiều mô hình và đã và đang được thực hiện tại các doanh nghiệp và đang dần phát huy hiệu quả như mô hình quản trị tài sản trí tuệ tại Công ty Cổ phần Sữa Hà Nội, Công ty Cổ phần Tập đoàn DABACO Việt Nam, Công ty TNHH MTV Đóng tàu Hạ Long, Công ty CP Vĩnh Thắng...). Việc Chương trình tập trung hỗ trợ cho các doanh nghiệp cũng khẳng định quan điểm của Bộ KH&CN, Cục SHTT và các Bộ, ngành, địa phương lấy doanh nghiệp làm trọng tâm, động lực phát triển.

Chương trình 68 đã hỗ trợ bảo hộ sáng chế quốc tế cho các nhà khoa học Việt Nam, hỗ trợ khai thác, áp dụng sáng chế cho tổ chức KH&CN như: Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, Viện Dược liệu... thông qua đó đã góp phần thúc đẩy đổi mới sáng tạo, gia tăng giá trị tài sản trí tuệ cho xã hội. Nhiều sáng chế trong số đó đã được thương mại hóa thành công, được người tiêu dùng trong nước đón nhận và tin tưởng. 

Điểm đáng ghi nhận tiếp theo là Chương trình 68 đã tăng cường hỗ trợ bảo hộ, quản lý tài sản trí tuệ cho các sản phẩm nông nghiệp, gồm có 20 sản phẩm chủ lực, đặc thù địa phương như: Cam Cao Phong, tỉnh Hòa Bình; Bưởi năm roi Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long; Tôm sú Cà Mau, tỉnh Cà Mau; Khóm Cầu Đúc Hậu Giang; Cam Hà Giang, tỉnh Hà Giang; Yến sào Cù Lao Chàm - Hội An, tỉnh Quảng Nam; Tôm hùm bông Phú Yên, tỉnh Phú Yên; Dầu tràm Huế; Cam Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang.

Tổng kết kết quả chung trong giai đoạn 2011-2019 trước đó: 

Đã có 5.000 số phát sóng về SHTT trên các kênh truyền hình ở trung ương và địa phương, 37.000 người được tập huấn, 10.000 lượt người được đào tạo về SHTT. Nếu như giai đoạn 2011-2015, Chương trình chủ yếu tập huấn, đào tạo theo mô hình rộng, cung cấp các kiến thức cơ bản về sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp, cộng đồng thì giai đoạn 2017-2019, việc đào tạo đã được nâng lên ở mức độ cao hơn, tổ chức các khóa đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ, quản trị tài sản trí tuệ. Chương trình cũng đã hỗ trợ bảo hộ cho 118 sản phẩm nông nghiệp chủ lực, đặc thù của địa phương, 600 lượt doanh nghiệp được hỗ trợ về SHTT, trong đó có nhiều đơn vị, doanh nghiệp lớn điển hình của Việt Nam. 

Chương trình cũng đã hỗ trợ bảo hộ, áp dụng thực tiễn sáng chế cho 51 giải pháp kỹ thuật. Một số dự án điển hình có thể kể đến như Dự án “Áp dụng giải pháp hữu ích số 935 về quy trình sản xuất sản phẩm giàu axit béo omega-3 để tạo thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ sung EPA, DHA chất lượng cao” do Viện Hóa học các Hợp chất thiên nhiên, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam chủ trì thực hiện. Kết quả dự án là áp dụng giải pháp hữu ích để sản xuất thành công viên nang mềm omega-3, đáp ứng yêu cầu về an toàn thực phẩm theo quy định của Bộ Y tế tại Thông tư 43/2014/TT-BYT. Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Nature Việt Nam là doanh nghiệp tiếp nhận chuyển giao giải pháp hữu ích, bố trí kinh phí đối ứng và phân phối sản phẩm. Dự án “Áp dụng sáng chế số 14431 để sản xuất vật liệu và thiết bị xử lý nước uống an toàn sinh học” do Viện Công nghệ môi trường, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam (chủ sở hữu sáng chế) chủ trì thực hiện. Kết quả dự án là sản xuất thành công 3 sản phẩm xử lý nước uống an toàn sinh học theo sáng chế với đầu ra là chất lượng nước sau khi lọc đạt yêu cầu theo QCVN 01:2009/BYT, bao gồm Bộ khử trùng nước uống cho dân vùng lũ công suất 10 lít/ngày, bộ thiết bị lọc nước gia đình công suất 100 lít/ngày và cột khử trùng nước công suất 2000 lít/ngày. Công ty cổ phần thương mại gốm sứ Bát Tràng bố trí nhà xưởng và tham gia sản xuất sản phẩm, giới thiệu và phân phối sản phẩm sau khi dự án kết thúc. Dự án áp dụng sáng chế số 10277 để xây dựng mô hình xử lý nước thải cho làng nghề sản xuất bánh đa và miến tại thôn Me, xã Tân Hòa, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình do Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm, trường Đại học Bách khoa chủ trì thực hiện. Kết quả dự án đã thu gom, kiểm soát, xử lý được môi trường nước ô nhiễm từ hệ quả của việc sản xuất thủ công của làng nghề.

Chương trình đã huy động được một nguồn lực lớn từ xã hội để đầu tư cho công tác phát triển TSTT, trong 10 năm vừa qua, nếu như nhà nước đã hỗ trợ cho 118 sản phẩm nông nghiệp chủ lực địa phương, thì có hơn 300 sản phẩm cùng loại được các doanh nghiệp, cộng đồng chủ động bố trí kinh phí, triển khai các hoạt động bảo hộ và khai thác quyền SHTT;

Để phát triển sản phẩm khóm Cầu Đúc Hậu Giang trên thị trường, tỉnh Hậu Giang đã thực hiện dự án “Xây dựng và quản lý chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm khóm Cầu Đúc của tỉnh Hậu Giang” thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016-2020. Việc xây dựng chỉ dẫn địa lý sẽ mở ra tiềm năng phát triển mới cho cây khóm, trở thành mô hình điểm trong xây dựng và bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với các nông sản đặc sản có giá trị kinh tế cao của tỉnh. Nguồn ảnh: Trang thông tin thương mại biên giới, miền núi, hải đảo của Bộ Công thương. 

Bảo hộ, quản lý và phát triển TSTT đã trở thành một trong các nhiệm vụ, giải pháp quan trọng được quy định, đề cập, lồng ghép trong nhiều văn bản, Chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm nói riêng, như: Đề án phát triển thương hiệu gạo của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Quyết định số 706/QĐ-TTg ngày 21/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ), Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020 (Quyết định số 2441/QĐ-TTg ngày 31/12/2010), Chương trình phát triển công nghệ cao đến năm 2020 (Quyết định số 2457/QĐ-TTg ngày 31/12/2010) và Chương trình khuyến công quốc gia đến năm 2020 (Quyết định số 1288/QĐ-TTg ngày 01/8/2014), Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020 (Quyết định 490/QĐ-TTg ngày 07/5/2018) và rất nhiều các văn bản ban hành các nhiệm vụ, giải pháp triển kinh tế - xã hội của Chính phủ và các địa phương trên cả nước.

Hoạt động hỗ trợ địa phương bảo hộ và phát triển tài sản trí tuệ tiếp tục được tích cực triển khai. 317 nhiệm vụ được phê duyệt triển khai trong giai đoạn 2018-2020 về bảo hộ, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ cho các sản phẩm chủ lực địa phương, chương trình mỗi xã phường một sản phẩm (OCOP) đã được Cục Sở hữu trí tuệ sự hỗ trợ, dưới hình thức quản lý, đánh giá nghiệm thu nhiệm vụ phù hợp với quy định về quản lý nhiệm vụ KH&CN trong lĩnh vực SHTT. Hoạt động SHTT tại các địa phương đã đem lại hiệu quả rất thiết thực, các tổ chức, doanh nghiệp và hộ kinh doanh đã quan tâm đến việc đăng ký nhãn hiệu, đăng ký quyền sở hữu công nghiệp. Việc bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa của doanh nghiệp, nhất là chỉ dẫn địa lý với các sản phẩm đặc sản của địa phương tiếp tục được duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Hầu hết các địa phương đã xác định danh mục sản phẩm chủ lực, sản phẩm có lợi thế, sản phẩm đặc sản của địa phương và tập trung hỗ trợ xây dựng thương hiệu, nhờ đó đã nâng cao năng suất, chất lượng, tạo được giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm, của doanh nghiệp.

Nhìn chung, thông qua việc hỗ trợ bảo hộ, phát triển tài sản trí tuệ cho các sản phẩm chủ lực địa phương, Chương trình 68 nói riêng và hoạt động SHTT nói chung đã trực tiếp góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường, dịch chuyển từ mô hình sản xuất đơn lẻ sang sản xuất tập trung, chuyển đổi từ sản phẩm thô sang sản phẩm có bao bì, tem nhãn, thay đổi thói quen của cộng đồng từ việc sản xuất, phát triển sản phẩm tự do thành sản xuất, kinh doanh sản phẩm được kiểm soát về nguồn gốc và chất lượng sản phẩm. Việc bảo hộ SHTT cho các sản phẩm đặc thù địa phương còn góp phần gìn giữ các giá trị văn hóa dân tộc, tri thức truyền thống, phát huy và tôn vinh giá trị sản phẩm được sản xuất theo quy trình bản địa.

Thời gian tới: đổi mới căn bản cách tiếp cận, đưa sở hữu trí tuệ thực sự trở thành công cụ quan trọng nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia

Trong thời gian tới, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tham mưu cho Bộ KH&CN ưu tiên, tập trung hỗ trợ hoạt động truy soát nguồn gốc, chất lượng, phát triển sản phẩm chủ lực địa phương được bảo hộ quyền SHTT theo chuỗi giá trị, tăng cường hỗ trợ bảo hộ tài sản trí tuệ của Việt Nam tại các thị trường lớn trên thế giới.

Để thực hiện Chiến lược SHTT đến năm 2030, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 2205/QĐ-TTg, ngày 24/12/2020, phê duyệt Chương trình phát triển TSTT đến năm 2030 (Chương trình) với quan điểm đổi mới căn bản cách tiếp cận so với giai đoạn 2011-2020 nhằm góp phần đưa SHTT thực sự trở thành công cụ quan trọng nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Theo đó, mục tiêu của Chương trình giai đoạn 2021-2030 lớn hơn, nhiều nội dung mới hơn, bảo đảm hỗ trợ đầy đủ các nội dung từ hoạt động tạo ra TSTT, xác lập quyền SHTT cho đến các nhiệm vụ bảo vệ quyền SHTT, quản lý, khai thác, phát triển TSTT và tạo dựng văn hóa SHTT; thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo và khuyến khích các doanh nghiệp chủ động đặt hàng, liên kết, hợp tác với các viện nghiên cứu, trường đại học để khai thác, phát triển TSTT, rút ngắn quá trình ứng dụng kết quả nghiên cứu vào sản xuất, kinh doanh, phục vụ thiết thực các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

***

Chương trình phát triển TSTT cho giai đoạn tiếp theo đang được Cục SHTT chủ trì xây dựng với quan điểm và định hướng lấy doanh nghiệp làm trung tâm, đưa SHTT trở thành một trong những công cụ hữu hiệu để khuyến khích, thúc đẩy hoạt động ĐMST, phát triển công nghệ, đảm bảo khả năng cạnh tranh lành mạnh, góp phần thúc đẩy sự phát triển của khoa học-công nghệ và kinh tế - xã hội của đất nước. Chúng tôi đặt mục tiêu và kỳ vọng Chương trình tới đây sẽ thực hiện với quy mô lớn, triển khai sâu rộng hơn so với giai đoạn 2011-2020 nhằm thực thi hiệu quả Chiến lược SHTT đến năm 2030, đáp ứng nhu cầu của địa phương, doanh nghiệp về bảo hộ, khai thác, quản trị và phát triển TSTT.

Trích trả lời Báo Khoa học và phát triển của ông Phan Ngân Sơn, phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ. 

***

Các văn bản, chính sách thúc đẩy phát triển tài sản trí tuệ mới được thông qua:

Chiến lược sở hữu trí tuệ đến năm 2030 với quan điểm hoạt động sở hữu trí tuệ có sự tham gia tích cực của tất cả các chủ thể trong xã hội, trong đó viện nghiên cứu, trường đại học, các cá nhân hoạt động sáng tạo, đặc biệt là các doanh nghiệp đóng vai trò chủ đạo trong việc tạo ra và khai thác tài sản trí tuệ, đồng thời, thúc đẩy các hoạt động tạo ra tài sản trí tuệ và khuyến khích, nâng cao hiệu quả khai thác tài sản trí tuệ là một trong các nhiệm vụ, giải pháp được Thủ tướng Chính phủ yêu cầu phải thực hiện để triển khai Chiến lược.

Ngoài ra, nhiều chủ trương, chính sách khác liên quan đến thúc đẩy việc tạo dựng, bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ cũng đã được Đảng, Chính phủ ban hành, tiêu biểu như:

- Nghị quyết số 52-NQ-TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư yêu cầu “Hoàn thiện pháp luật về SHTT, bảo hộ và khai thác hiệu quả, hợp lý các TSTT do Việt Nam tạo ra; khuyến khích thương mại hoá và chuyển giao quyền SHTT, đặc biệt là đối với các sáng chế tại Việt Nam”;

- Nghị quyết số 53/NQ-CP ngày 17/7/2019 của Chính phủ về giải pháp khuyến khích, thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp hiệu quả, an toàn và bền vững quy định“thúc đẩy xây dựng và phát triển thương hiệu, Chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc, tài sản trí tuệ cho các sản phẩm được bảo hộ”;

- Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 14/01/2020 về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, yêu cầu “Hỗ trợ hình thành và phát triển doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ số, mô hình kinh doanh mới”.

Để thực hiện các chủ trương, chính sách trên, Cục Sở hữu trí tuệ đã phối hợp với các cơ quan truyền thông của Bộ KH&CN (Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Truyền thông KH&CN, Tạp chí KH&CN Việt Nam), Ban Khoa giáo, Đài truyền hình Việt Nam, Đài Truyền hình Hà Nội xây dựng và triển khai chuyên mục về bảo hộ, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ, giới thiệu các cam kết về sở hữu trí tuệ trong Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA); phối hợp với Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện hỗ trợ về sở hữu trí tuệ trong khuôn khổ triển khai các nhiệm vụ tổng thể hỗ trợ doanh nghiệp như trao đổi các nội dung, cơ chế hỗ trợ về sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp trong Dự thảo các văn bản do Cục phát triển Doanh nghiệp tham mưu ban hành, lồng ghép các nhiệm vụ hỗ trợ về SHTT cho doanh nghiệp trong khuôn khổ Chương trình phát triển tài sản trí tuệ với các nhiệm vụ do Cục Phát triển doanh nghiệp chủ trì thực hiện.

Trong giai đoạn 2011-2019, đã có 5.000 số phát sóng về SHTT trên các kênh truyền hình ở trung ương và địa phương, 37.000 người được tập huấn, 10.000 lượt người được đào tạo về SHTT.

Trong giai đoạn 2016-2020, trong khuôn khổ Chương trình phát triển tài sản trí tuệ, đã có gần 200 sản phẩm nông nghiệp chủ lực, đặc thù của địa phương được hỗ trợ đăng ký bảo hộ quyền SHTT và đưa vào sản xuất kinh doanh. 

Đến năm 2030, Việt Nam thuộc nhóm các nước dẫn đầu ASEAN về trình độ sáng tạo, bảo hộ và khai thác quyền Sở hữu trí tuệ. (Mục tiêu của Chiến lược sở hữu trí tuệ đến năm 2030)  

 

Một số hình ảnh hoạt động: 

 Lớp tập huấn kiến thức cơ bản về sở hữu trí tuệ dành cho cán bộ làm công tác sở hữu trí tuệ đi khảo sát thực tế tại Trung tâm dịch vụ và đổi mới công nghệ - Khu công nghệ cao Hoà Lạc.

Cam Cao Phong, một sản phẩm chủ lực của Hòa Bình được bảo hộ chỉ dẫn địa lý đã tạo tiền đề cho sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng trong cả nước và vươn ra thị trường nước ngoài, mang lại thu nhập ổn định cho người dân, góp phần phát triển kinh tế xã hội địa phương. 

Cho đến nay, DABACO đã đăng ký bảo hộ cho 26 Nhãn hiệu, 2 kiểu dáng công nghiệp tuy nhiên, các hoạt động sở hữu trí tuệ của Dabaco mới chỉ dừng lại ở việc đăng ký xác lập quyền sở hữu trí tuệ mà chưa có đánh giá tổng thể về tầm quan trọng, ảnh hưởng của sở hữu trí tuệ đến sự tồn tại của doanh nghiệp, chưa có chiến lược hay chính sách về sở hữu trí tuệ cùng hệ thống văn bản, quy trình quản trị quyền sở hữu trí tuệ. Thực hiện dự án “Xây dựng, vận hành tổ chức hoạt động sở hữu trí tuệ và quản trị tài sản trí tuệ trong Công ty Cổ phần Tập đoàn DABACO Việt Nam”, trong khuôn khổ Chương trình 68, đã giúp DABACO xây dựng và quản lý hệ thống tài sản trí tuệ của mình; có định hướng quản lý sử dụng, khai thác phát triển khối tài sản trí tuệ của mình hiệu quả hơn… Trong ảnh: Gà giống của DABACO. Nguồn: DABACO.

Sản phẩm hỗ trợ dạ dày CumarGold đang được tin tưởng hiện nay là kết quả của sáng chế của Viện Khoa học vật liệu chuyển giao cho công ty Dược CVI. Trong ảnh: TS Hà Phương Thư, tác giả sáng chế và đồng sự trong phòng thí nghiệm. Nguồn: ComarGold Kare. 


Trung tâm Nghiên cứu, Đào tạo và Hỗ trợ, Tư vấn