Thu, 22/04/2021 | 08:20 AM
Doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn thờ ơ với tài sản trí tuệ
Khảo sát của Sở KHCN TPHCM với gần 4.000 doanh nghiệp ở TPHCM năm 2019 cho thấy, chỉ có 1,63% số doanh nghiệp có nhân sự được đào tạo, tập huấn hoặc chuyên trách về tài sản trí tuệ; và 2,25% doanh nghiệp có ban hành các quy định nội bộ, quy chế quản lý tài sản trí tuệ.
Thống kê trên được ông Vũ Hưng Sơn - Trưởng phòng quản lý KH&CN cơ sở, Sở KH&CN TPHCM - cho biết tại Diễn đàn “Doanh nghiệp vừa và nhỏ với sở hữu trí tuệ”, do Cục Sở hữu trí tuệ phối hợp với Trường Đại học Công nghiệp TPHCM tổ chức ngày 17/4 tại TPHCM. Sự kiện nằm trong khuôn khổ các hoạt động kỷ niệm Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 26/4.
Cũng theo khảo sát của Sở KH&CN TPHCM, chỉ có 0,66% số doanh nghiệp hạch toán các tài sản trí tuệ vào giá trị tài sản cố định vô hình trên bảng cân đối kế toán. Theo ông Sơn, điều này chứng tỏ, các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, hiện vẫn chưa quan tâm đến tài sản trí tuệ, chưa nhận thức đủ về vai trò của sở hữu trí tuệ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình.
Ông Võ Hưng Sơn, Sở KH&CN TPHCM. Ảnh: KA
Nhiều doanh nghiệp cho rằng, vì họ là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên không cần có bộ phận chuyên trách về sở hữu trí tuệ, hoặc công việc đó thuộc về bộ phận văn phòng, hành chính hay pháp chế. Phần lớn các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp mới thành lập, chủ yếu quan tâm đến đăng ký nhãn hiệu, tên hay logo doanh nghiệp, mà chưa biết cách nhận diện và quản trị tài sản trí tuệ.
Trong khi đó, sở hữu trí tuệ có vai trò rất lớn đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Theo bà Đoàn Thiều Trang - Trung tâm Nghiên cứu, đào tạo và Hỗ trợ, tư vấn Cục Sở hữu trí tuệ - sở hữu trí tuệlà một tài sản kinh doanh cốt lõi trong nền kinh tế tri thức, giúp doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh, thị trường, hỗ trợ giải quyết tranh chấp thương mại,… Thực hiện việc xác lập quyền hoặc bảo hộ tốt các tài sản trí tuệ sẽ thúc đẩy chuyển giao công nghệ các đối tượng đã được bảo hộ. Đồng thời, giúp doanh nghiệp kiểm soát, nắm giữ các tài sản quan trọng, bảo vệ doanh nghiệp trước các đối thủ cạnh tranh.
Doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm tại Trường ĐH Công nghiệp TPHCM. Ảnh: KA
Bà Trang cho rằng, doanh nghiệp cần quản trị tài sản trí tuệ từ khi mới được hình thành và quá trình thương mại hóa. Đồng thời, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệvà khai thác nó để tài sản trí tuệ trở thành công cụ thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ, mang lại giá trị kinh tế cho doanh nghiệp. Những doanh nghiệp vừa và nhỏ còn khó khăn về tiềm lực tài chính, nhân lực,.. thì có thể khai thác tài sản trí tuệ của những doanh nghiệp lớn như li - xăng, chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ,…
Link liên kết: https://khoahocphattrien.vn/thoi-su-trong-nuoc/doanh-nghiep-vua-va-nho-van-tho-o-voi-tai-san-tri-tue/20210418113144426p882c918.htm
Nguồn: khoahocphattrien.vn
Latest news title
- Hội nghị Tổng kết Dự án JICA năm 2024
- Các học viên Việt Nam tham dự Khóa đào tạo về Sở hữu trí tuệ do trường đại học công nghệ Trùng Khánh tổ chức
- Cục Sở hữu trí tuệ tổ chức Hội nghị đại biểu công chức, viên chức và người lao động năm 2024
- Cục Sở hữu trí tuệ tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025
- Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại Thành phố Hồ Chí Minh - 20 năm thành lập và phát triển
Other news
- Hội thảo khoa học Phát triển Nhãn hiệu tập thể Nước mắm Nam Ô
- Cách bảo vệ các kiểu dáng công nghiệp trên phạm vi quốc tế với Hệ thống La Hay
- Tại sao kiểu dáng công nghiệp lại quan trọng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ
- Cách đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo Hệ thống Madrid
- Tại sao nhãn hiệu lại quan trọng đối với doanh vừa và nhỏ